Thị trường ảm đạm,ệpthankhóvẫnbánnhàgiácaoưutiêngỡvướngdựábảng tỷ lệ ăn tỉ số hôm nay giá nhà vẫn vượt 100 triệu đồng/m2 Trong bối cảnh thị trường bất động sản (BĐS) trầm lắng, nhiều chủ đầu tư dự án nhà ở đã có động thái giảm giá bán hoặc tăng chiết khấu lên đến 50% nhưng vẫn khó ra hàng vì hiếm người mua. Tuy vậy, không ít dự án tại TP.HCM vẫn có mức giá chào bán vượt 100 triệu đồng/m2. (Xem chi tiết) TP.HCM thúc các sở, ngành có giải pháp gỡ khó cho dự án nhà ở Liên quan đến tiến độ giải quyết thủ tục pháp lý cho 116 dự án nhà ở, UBND TP.HCM vừa chỉ đạo Sở Xây dựng phối hợp cùng các sở, ngành rà soát, báo cáo để Thành phố phân công đơn vị chịu trách nhiệm xử lý, giải quyết các nhóm hồ sơ theo nhiệm vụ. (Xem chi tiết) Ưu tiên giải quyết vướng mắc 38 dự án BĐS Giai đoạn 2021 – 2022, TP.HCM có 47 dự án nhà ở với hơn 28.000 căn nhà được cung ứng ra thị trường. Trong đó, nguồn cung nhà giá rẻ vẫn rất khan hiếm. Thời gian tới, TP.HCM sẽ tập trung giải quyết vướng mắc về thủ tục đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân, cải tạo chung cư cũ. Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc “Tháo gỡ và thúc đẩy thị trường BĐS phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững” do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì ngày 17/2, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường cho biết, Thành phố sẽ tìm giải pháp tháo gỡ cho 116 dự án BĐS. Trong đó, ưu tiên xử lý dứt điểm 38 dự án. Trong năm 2023, TP.HCM sẽ tập trung xây dựng 18 dự án nhà ở xã hội, cải tạo 16 chung cư cũ. Bên cạnh đó, Thành phố sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm về đầu tư, xây dựng, kinh doanh BĐS. Vốn vay cho khách hàng BĐS là quan trọng nhất lúc này Trong khi các doanh nghiệp BĐS vẫn đang mong ngóng một giải pháp tài chính cụ thể để khơi thông dòng tiền, giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn, chuyên gia lại cho rằng vấn đề mấu chốt ở đây là thị trường đang bị tắc thanh khoản. Ngay cả những nhà đầu tư cũng không tiếp cận được các khoản vay và khi đó họ không có sức mua. Nếu tiếp tục giải ngân cho các doanh nghiệp BĐS mà thị trường vẫn đóng băng thì xác suất vỡ nợ của các doanh nghiệp này còn lớn hơn. Chính vì thế, dòng vốn vay cho khách hàng BĐS là quan trọng nhất lúc này. (Xem chi tiết) Sắp bán đấu giá 3.800 căn hộ Để phục vụ nhu cầu tái định cư cho các hộ dân bị giải toả tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Thủ Đức), TP.HCM có chủ trương xây 12.500 căn hộ. Đến nay đã có 80% số căn hộ xây dựng hoàn tất. Có 3.800 căn hộ trong số này không còn nhu cầu phục vụ tái định cư, TP.HCM đã đề xuất và được chấp thuận chuyển sang bán đấu giá. Hiện nay, Trung tâm phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đang triển khai phương án tổ chức bán đấu giá số căn hộ này. Kiến nghị ưu đãi lãi vay 4,7%/năm cho người mua căn nhà đầu tiên 17 năm qua, Quỹ Phát triển nhà ở TP.HCM đã tạo điều kiện cho khoảng 5.500 cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước… vay vốn ưu đãi để mua nhà. Các khoản vay được điều chỉnh tăng qua các năm, không vượt quá 70% giá trị căn nhà, lãi suất vay ưu đãi 4,7%/năm, thời hạn vay 20 năm. Chính sách này không quy định mức giá mua căn nhà được hỗ trợ vốn và lãi suất ưu đãi nên bao gồm cả những trường hợp mua nhà giá trị cao. Do đó, Hiệp hội BĐS TP.HCM kiến nghị nên bổ sung vào dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) chính sách hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi với thời hạn từ 10 – 20 năm cho các đối tượng nói trên khi mua căn nhà đầu tiên có mức giá không quá 2 tỷ đồng. Quy định các khu vực không được phân lô, bán nền UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành quyết định về các khu vực được thực hiện dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền. Theo quy định, các khu vực thực hiện dự án xây dựng kinh doanh nhà ở trên địa bàn tỉnh Bình Dương được phân lô, bán nền, trừ 4 trường hợp. (Xem chi tiết) Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp là nguyên nhân chính khiến lượng giao dịch bất động sản trên thị trường giảm mạnh. Tuy vậy, ở một số khu vực tại TP.HCM, giá bán căn hộ vẫn tăng. Nghịch lý thị trường BĐS TP.HCM: Giao dịch giảm, giá vẫn tăng