Ngành du lịch “lên ngôi” trong thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tác động đến mọi lĩnh vực ngành nghề trong đời sống,ềucơhộiviệclàmchogiớitrẻtrongngànhdulịkết quả trận roma từ các ngành thuộc khối kinh tế, kỹ thuật đến khối ngành xã hội. Du lịch cũng là một trong những ngành nghề tiềm năng được nhiều người lựa chọn hiện nay. Xu hướng toàn cầu hóa đã giúp xóa tan khoảng cách về địa lý giữa các quốc gia. Người trẻ ngày càng thích dịch chuyển, mở mang kiến thức và tiếp thu nhiều nền văn hóa ngày một tăng cao. Ngành du lịch vì thế cũng không ngừng phát triển. Ngành du lịch cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm ổn định trong tương lai.
Theo thống kê của Hiệp hội Du lịch Việt Nam, dự kiến đến năm 2020, ngành du lịch nước ta sẽ cần đến 2,5 triệu lao động làm việc. Sự phát triển không ngừng của các hệ thống khách sạn 5 sao của các doanh nghiệp lớn cùng các thương hiệu hàng đầu về bất động sản cũng tạo nên sức hấp dẫn và sôi động của thị trường lao động du lịch. Học ngành du lịch ra làm công việc gì? Cách mạng công nghiệp tác động nhiều trong lĩnh vực du lịch nhưng trên thực tế ngành nghề này vẫn yêu cầu chủ yếu sức lao động của con người mà máy móc không thể thay thế. PGS.TS Phạm Xuân Hậu - Trưởng Khoa Du lịch trường Đại học Văn Hiến cho biết: “Ngành du lịch luôn là một trong những ngành học nổi bật của khối khoa học xã hội. Khoa Du lịch hiện nay đang đào tạo 4 chương trình gồm: Du lịch, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Quản trị khách sạn, Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống.”
Theo đó, sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các cơ sở kinh doanh và quản trị khách sạn như: - Làm việc tại tất cả các bộ phận của các khách sạn - nhà hàng từ 3 - 5 sao. - Vị trí quản lý dịch vụ tại: Bộ phận Tiền sảnh (Front Office), quản lý bộ phận Nhà hàng (Food & Beverage), quản lý bộ phận Phòng (Housekeeping) trong các khách sạn và nhà hàng đạt tiêu chuẩn quốc tế. - Vị trí cán bộ điều hành, tiếp thị, nhân sự, tài chính tại các cơ quan nghiên cứu, kinh doanh du lịch trong và ngoài nước - Cơ hội làm việc tại các khu du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí với các vị trí quản lý, hành chính, marketing hoặc thành lập và điều hành doanh nghiệp của riêng mình. Trong khi đó, sinh viết tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ lành có cơ hội làm việc tại những vị trí như: - Các Công ty du lịch (Lữ hành). - Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, thành phố trong cả nước. - Các khu du lịch, các hãng đại lý du lịch, trung tâm thiết kế và điều hành tour du lịch, trung tâm xúc tiến quảng bá du lịch. - Vị trí giảng dạy tại các trường đào tạo về du lịch hoặc có thể thành lập và điều hành doanh nghiệp của riêng mình. Sinh viên ngành du lịch cần chuẩn bị những gì? Người trẻ là hình ảnh của một thế hệ năng động, giàu năng lượng tích cực với “tấm hộ chiếu xanh đi quanh thế giới”, đặc biệt với sinh viên du lịch. Để xây dựng hình ảnh công dân toàn cầu nói chung và cử nhân tốt nghiệp ngành Du lịch nói riêng, mỗi sinh viên cần trang bị đầy đủ kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn và những kỹ năng cần thiết. Song song đó là quá trình tích lũy vốn hiểu biết kiến thức văn hóa - xã hội phong phú thông qua sách vở, hoạt động phong trào, các chương trình thực tập và giao lưu văn hóa rộng rãi. Đặc biệt, ngoại ngữ chính là “chiếc chìa khóa vàng” cho sinh viên du lịch tiếp cận với cơ hội việc làm đa dạng, phong phú.
Từ năm 2019 tất cả sinh viên trường ĐH Văn Hiến được cam kết chương trình “Vì một thế hệ Công dân toàn cầu - Cam kết đào tạo ngoại ngữ miễn phí đạt chuẩn đầu ra", tương đương với chứng chỉ ngoại ngữ B1, C1 khung ngoại ngữ 6 bậc chuẩn Châu Âu.
Ngọc Minh |