当前位置:首页 >World Cup >Bé 1,5 tháng tuổi mắc bệnh lây truyền nguy hiểm từ chính bố mẹ_thong ke bong da

Bé 1,5 tháng tuổi mắc bệnh lây truyền nguy hiểm từ chính bố mẹ_thong ke bong da

2025-01-12 11:15:48 [Cúp C1] 来源:Betway

Trẻ sơ sinh bị giang mai nguyên nhân do đâu?éthángtuổimắcbệnhlâytruyềnnguyhiểmtừchínhbốmẹthong ke bong da

Theo bố mẹ bệnh nhi, bé là con thứ 2 trong gia đình được mẹ sinh thường ở bệnh viện huyện. Lúc sinh nặng 3kg, bú mẹ hoàn toàn, tăng cân tốt. Bé bị bong da tay, da chân ngay sau sinh. Đặc biệt, khoảng 3 ngày trước đi khám bé khóc quấy nhiều mà không biết nguyên nhân do đâu, vì quá lo lắng và nóng ruột nên gia đình đưa bé đến BVĐK MEDLATEC cơ sở 2 khám.

 Bệnh nhân nhi đi khám do bong tróc da tay, chân

Qua lý do đi khám và thực tế thăm khám, bác sĩ thấy có hội chứng nhiễm trùng và tổn thương da là các vết bong da tay, chân. Má trái sẩn đỏ, kích thước khoảng 0,5cm. Miệng có tổn thương loét. Ngoài ra, khám các cơ quan, bộ phận khác không phát hiện gì đặc biệt. 

Bằng kinh nghiệm khám chữa bệnh, ThS. BS Ngô Thị Cam - Chuyên khoa Nhi giải thích cho gia đình nguyên nhân gây những bất thường của bé nghĩ nhiều do giang mai bẩm sinh. Sau đó, bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm: tổng phân tích máu, CRP, GOT, GPT, ure, creatinine; Xét nghiệm HBsAg, HCV Ab, HIV, TPHA định lượng và siêu âm thóp.

Kết quả xét nghiệm có số lượng tiểu cầu tăng, xét nghiệm đánh giá tổn thương tế bào gan tăng cao, xét nghiệm CRP để xác định và đánh giá tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng tăng; Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai (TPPA) tăng cao với kết quả 1:20480, tức dương tính. Do vậy, bác sĩ chẩn đoán xác định bé bị giang mai bẩm sinh.

BSCKI. Dương Ngọc Vân - Chuyên khoa Sản phụ, BVĐK MEDLATEC, bệnh giang mai là bệnh lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai gây nên, hoặc có thể lây truyền qua đường máu. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm xoắn khuẩn hoặc lây qua các vết xước trên da, niêm mạc. 

 Xét nghiệm giang mai có thể tìm nguyên nhân giang mai bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Đối với trẻ sơ sinh, nguyên nhân bị giang mai do đâu là thắc mắc của rất nhiều người. Tuy nhiên, dựa vào yếu tố bé được sinh thường, mẹ không được làm xét nghiệm sàng lọc các bệnh lây truyền trước khi mang thai và sinh con, trẻ chưa truyền máu bao giờ, lại có triệu chứng bong da từ lúc mới sinh nên nghĩ nhiều đến bé bị giang mai do đường lây truyền từ mẹ trong quá trình mang thai. Vì vậy, bác sĩ đã khuyên bố mẹ nên làm xét nghiệm giang mai để chẩn đoán nguyên nhân thì bất ngờ cả bố và mẹ đều có kết quả giang mai dương tính.

BS. Ngọc Vân cũng cho biết, một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể truyền từ bố mẹ sang con trong lúc mẹ mang thai, sinh nở và cho con bú như bệnh giang mai, HIV, viêm gan B, lậu, chlamydia… Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà thai nhi còn có nhiều nguy cơ như sinh non, sảy thai, thai chết lưu… 

Cách phòng chống bệnh lây nhiễm

Để tránh mắc các bệnh truyền nhiễm lây truyền sang vợ hoặc chồng, hoặc lây truyền sang con, BS. Ngọc Vân khuyên tất cả các đôi bạn trẻ chuẩn bị kết hôn, hoặc cặp vợ chồng trước hoặc trong khi sinh con cần thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm bệnh xã hội như nên thực hiện quan hệ tình dục an toàn một vợ - một chồng; Kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân để sàng lọc các bệnh xã hội lây truyền, việc làm này đặc biệt cần thiết và nên làm với các cặp đôi chuẩn bị kết hôn để sau kết hôn tránh nghi ngờ nhau do ai mắc bệnh, từ đó giúp gìn giữ hạnh phúc gia đình, cũng như bảo đảm an toàn khi sinh con.

Trước hoặc trong khi mang thai cần đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn làm xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền qua đường tình dục cho cả vợ và chồng. 

Trước và trong khi mang thai nên đi xét nghiệm kiểm tra sàng lọc bệnh lây truyền

Ngoài ra, nếu thấy có triệu chứng của các bệnh lây truyền qua đường tình dục như vết loét, vết sùi, mụn nước mọc bất thường ở vùng sinh dục, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương pháp điều trị hoặc điều trị dự phòng thích hợp, tránh lây truyền và để lại hậu quả khôn lường sang con. 

Để phòng tránh bệnh lây nhiễm nên thực hiện sinh hoạt an toàn, lành mạnh như tập thể dục thường xuyên, thực hiện chế độ ăn uống điều độ, nghỉ ngơi hợp lý. Để tránh lây nhiễm giang mai, mẹ bầu nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với máu, hoặc đồ dùng cá nhân của người bệnh.

Với thế mạnh quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành, cùng trang bị đồng bộ hệ thống máy móc hiện đại như hệ thống máy xét nghiệm quản lý đồng thời hai tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn Hoa Kỳ (CAP)), Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh không khoảng cách hiện đại số tại Việt Nam… Bởi vậy, MEDLATEC đáp ứng được trên 2.000 danh mục xét nghiệm của đầy đủ các chuyên khoa, trong đó có điều kiện thực hiện trọn bộ xét nghiệm kiểm tra tiền hôn nhân, kiểm tra trước - trong mang thai và sau khi sinh. 

 Hàng ngàn mẹ bầu tin tưởng lựa chọn khám, quản lý thai kỳ tại MEDLATEC

Theo đó, tùy theo nhu cầu chuẩn bị có thai hoặc trong thai kỳ, khi đến Hệ thống Bệnh viện/Phòng khám Đa khoa MEDLATEC, bạn sẽ được chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn, kiểm tra làm xét nghiệm phù hợp. 

Hoặc để tiết kiệm thời gian, công sức, mẹ bầu có thể đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận nơi của MEDLATEC để được phục vụ trên toàn quốc với giá niêm yết tại viện và cam kết kết quả chính xác, tin cậy.

Liên hệ đặt lấy mẫu tận nơi hoặc giải đáp thắc mắc dịch vụ:

Tổng đài: 1900 56 56 56 (làm việc 24/24h).

Thế Định

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

    推荐文章
    热点阅读