Vào ngày 16/5/2019,ĐiệnthoạiHuaweicóthểkhôngdùngAndroidnữkqbd u19 phap gã khổng lồ sản xuất điện thoại Huawei lần đầu tiên nhận đòn đau từ chính phủ Mỹ khi chính thức có tên trong danh sách đen thương mại.
4 ngày sau, Google chấm dứt các hoạt động kinh doanh với công ty Trung Quốc. Ngay sau đó, Google đã yêu cầu Huawei bàn giao tất cả các sản phẩm phần cứng, phần mềm có liên quan tới Google.
Điều này đồng nghĩa, những dòng smartphone trong tương lai của Huawei kể từ ngày 20/5/2019 sẽ không thể tiếp cận các bản cập nhật hệ điều hành Android mới nhất, cũng như bị ngắt quyền truy cập vào các dịch vụ cốt lõi như cửa hàng ứng dụng Google Play, Gmail hay YouTube. Huawei giờ đây sẽ chỉ còn khả năng sử dụng phiên bản mã nguồn mở miễn phí của Android.
Thiếu vắng sự hỗ trợ của Google là tổn thất lớn đối với Huawei. Ảnh: Techgist Africa. |
Kể từ khi Huawei Technologies bị đưa vào danh sách đen thương mại do các lo ngại đến an ninh quốc gia, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có 4 lần gia hạn lệnh cấm giao dịch giữa các công ty Mỹ với nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới này.
Đến 14/8, giấy phép kinh doanh tạm thời giữa Huawei và Google chính thức hết hạn, báo hiệu một tin chẳng lành và tất cả smartphone của Huawei trước hay sau lệnh cấm sẽ đều phải đối mặt với việc nói lời tạm biệt hoàn toàn sự hỗ trợ của Google.
Hơn một năm kể từ khi lệnh cấm được ban hành, Huawei đang quyết tâm xây dựng và phát triển hệ sinh thái ứng dụng cho riêng mình nhằm thay thế sự vắng bóng của Google.
Theo Nikkei Asian Review, Huawei Technologies đã kêu gọi khoảng 1,6 triệu nhà phát triển ứng xây dựng ứng dụng cho hệ điều hành của mình trong suốt năm qua, thậm chí cam kết chi 1 tỷ USD để thu hút các nhà phát triển, thúc đẩy hệ sinh thái dịch vụ Huawei Mobile Services (HMS) của hãng, tạo ra hệ điều hành Harmony OS và cửa hàng ứng dụng App Gallery.
Hệ sinh thái Huawei Mobile Services là phao cứu sinh duy nhất cho công ty vào thời điểm hiện tại. Ảnh: Huawei. |
"Huawei hiện có 1,6 triệu nhà phát triển ứng dụng, tăng 76% so với năm 2019. Chúng tôi cũng đã có hơn 80.000 ứng dụng mới trên HMS", Jaime Gonzalo, Phó chủ tịch Mảng Di động của Huawei tại thị trường châu Âu cho biết.
Theo một số nguồn tin, hệ sinh thái HMS của Huawei đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, đồng thời hãng cũng tính đến chuyện cho ra mắt các sản phẩm điện thoại thông minh chạy trên hệ điều hành Harmony OS.
Huawei chưa bao giờ từ bỏ việc phát triển các thế hệ smartphone chạy trên hệ điều hành “cây nhà lá vườn”, tuy nhiên, công ty Trung Quốc này đang gặp phải không ít khó khăn khi Harmony OS vẫn còn hỗ trợ số ít ứng dụng.
Nếu không nhanh chóng khắc phục vấn đề này, Harmony OS của Huawei sẽ có kết cục tương tự hệ điều hành Windows Phone, tuy chạy mượt mà và yêu cầu thấp về phần cứng, việc Windows Phone không chú tâm đến các nhà phát triển ứng dụng đã khiến hệ điều hành này mất đi tính thú vị và biến mất khỏi thị trường.
Trong Hội nghị Thông tin Trung Quốc 2020 hôm 7/8, Giám đốc Điều hành mảng Kinh doanh Tiêu dùng của Huawei – Yu Chengdong – đã tiết lộ rằng tất cả các sản phẩm IoT (Internet of Thing) của công ty như PC, máy tính bảng, đồng hồ thông minh hay smartphone trong tương lai sẽ đều có thể sử dụng Harmony OS, đồng thời việc chuyển giao từ hệ điều hành Android sang Harmony cũng vô cùng đơn giản.
Không chỉ thế, Yu Chengdong cũng tuyên bố hệ sinh thái dịch vụ HMS của Huawei hiện chỉ xếp sau Android và iOS – hai hệ sinh thái dịch vụ hàng đầu trên thế giới. Với sự phát triển không ngừng, HMS của Huawei được dự đoán sẽ trở thành hệ sinh thái phổ biến trên thị trường toàn cầu trong tương lai.
Theo Zing
Intel thoái vị, Huawei từ bỏ "linh hồn Kirin"
Huawei từ bỏ "linh hồn Kirin"; Facebook siết hoạt động của website tin tức chính trị; Intel thoái vị,... là những thông tin nổi bật trong bản tin Công nghệ thứ 7 tuần này.