Ngoài hai ngành mũi nhọn là nông nghiệp và sư phạm,ĐHAnGiangvềĐHQGTPHCMsẽthếnàlịch thi đấu indonesia sẽ đầu tư thêm các ngành phù hợp với địa phương, vì địa phương “không thể chạy lên thành phố học.
>> Trường ĐH An Giang trở thành thành viên ĐHQG TP.HCM
Theo ông Nguyễn Hội Nghĩa, Phó Giám đốc ĐHQG TP.HCM Trường ĐH An Giang trở thành trường thành viên của ĐHQG TP.HCM là chủ trương của đại học này và UBND tỉnh An Giang.
Còn ông Võ Văn Thắng, Hiệu trưởng Trường ĐH An Giang cho rằng tất cả các trường đại học thành viên của ĐHQG TP.HCM rất mạnh, địa bàn tập trung tại TP.HCM, có lịch sử lâu năm và đội ngũ kinh nghiệm, chất lượng đào tạo được khẳng định.
Trường ĐH An Giang tuy có nềntảng từ cao đẳng (40 năm) nhưng ở bậc đại học là một trường non trẻ (16 năm), vì vậy đội ngũ trường không bằng những trường thành viên của ĐHQG TP.HCM. Tuy nhiên mấy năm vừa qua đội ngũ của trường có xu hướng phát triển tốt và tăng nhanh.
Vì vậy, khi Trường ĐH An Giang là thành viên của ĐHQG TP.HCM sẽ có cơ hội mở rộng hợp tác về mọi mặt, trong đó có học thuật để tăng chất lượng. Vì vậy, Trường ĐH An Giang sẽ phải phấn đấu theo đúng chuẩn để theo kịp các trường thành viên khác. Đây là điều kiện để trường phấn đấu và phát triển.
Ngoài ra, Trường ĐH An Giang được tỉnh An Giang đầu tư về cơ sở vật chất, có khung tốt, nhưng kinh phí của tỉnh hiện đang gặp khó khăn trong việc đầu tư tiếp, khi trường là thành viên của ĐH QG TP.HCM sẽ được Chính phủ quan tâm về mặt này.
Về việc đào tạo, ông Thắng cho rằng hiện đề án của hai bên mới chỉ đề cập những vấn đề chung chung, nhưng ĐHQG TP.HCM chưa có trường nào đào tạo về nông nghiệp và sư phạm trong khi Trường ĐH An Giang đã thế mạnh về hai ngành này, nên xu hướng sẽ được đầu tư mạnh về nông nghiệp để phù hợp với vùng ĐBSCL, và ngành sư phạm vì Trường ĐH An Giang đã có bề dày.
Ngoài ra, do Trường ĐH An Giang nằm ở địa phương sẽ đầu tư các ngành phù hợp với địa phương, “vì địa phương không thể chạy lên thành phố”.
Tuy nhiên, ông Thắng cũng cho rằng, điều lo ngại nhất khi trường là thành viên của ĐHQG TP.HCM là những chuẩn đánh giá ngoài như đánh giá AUN vì trường chưa thực hiện được do chưa có kinh phí và chương trình đào tạo chưa hoàn thiện.
Một vấn đề lo lắng mà ông Thắng đề cập là nếu lấy chuẩn chung như các trường ĐH ở TP.HCM thì trường sẽ rất khó tuyển đầu vào. Vì những học sinh giỏi ở địa phương sẽ lên TP.HCM hoặc đi nước ngoài.
Nếu làm tốt sẽ tốt cho Trường ĐH An Giang
Ông Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM (trường thành viên ĐHQG TP.HCM) cho rằng, ĐHQG TP.HCM ngoài nhiệm vụ quốc gia chung còn có nhiệm vụ lớn với ĐBSCL. Việc bổ sung một đại học mới vào thành viên của ĐHQG TP.HCM là cách làm "đứng trước ngã ba".
Nếu ĐHQG TP.HCM tiếp thu và làm tốt sẽ có thêm sức mạnh khi dùng một trường mới, cơ sở mới ở ĐBSCL đã được cắm rễ (thay vì có phân hiệu) phục vụ trực tiếp cho phát triển ĐBSCL.
Theo ông Sen, ĐBSCL hiện đang có nhiều vấn đề về dân trí, mặt bằng, khoa học kỹ thuật nên việc cứu khu vực này là cấp bách. Việc nhận Trường ĐH An Giang để thay đổi cơ sở vật chất, thay đổi triệt để trường để ngang tầm, thậm chí cải tạo 100% bộ máy, lực lượng, đội ngũ …nếu làm được, việc gia nhập Trường ĐH An Giang vào sẽ thêm sức mạnh.
Tuy nhiên nếu nhận vào nhưng không có những quyết đoán mạnh mẽ, vẫn "nuông chiều" theo trình độ thấp như cũ sẽ ảnh huởng đến chất lượng của ĐH QG TP.HCM hiện tại.
Ông Sen cho rằng, hiện nay ĐHQG TP.HCM đang nhận trách nhiệm với nhà nước sẽ phấn đấu theo hướng thứ nhất. Tức sẽ biến Trường ĐH An Giang không còn trường đại học địa phương, của địa phương mà cải biến mạnh mẽ, thay đổi căn bản toàn bộ, trong đó có việc "không bo bo giữ đội ngũ cũ", mà thay đổi để trường là một phần “máu thịt” của ĐH QG TP.HCM.
Còn ông Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Cần Thơ cho rằng, Trường ĐH An Giang được UBND tỉnh An Giang cấp mảnh đất 40 hecta, đầu tư cơ sở vật chất khang trang đến mức “Trường ĐH Cần Thơ phải mất 30 năm mới xây dựng được như vậy”.
Tuy nhiên, "lớn thuyền lớn sóng, có trường đại học nhưng nếu chỉ dành riêng cho con em tỉnh nhà thì coi không được". Ngoài ra nếu tuyển như vậy thì không đủ chỉ tiêu, sẽ rơi vào tình trạng lãng phí cơ sở vật chất và trang thiết bị đã đầu tư.
Mặt khác, vì là trường công lập nên chỉ được thu học phí do Thủ tướng quy định. Mức thu như vậy không đủ để chi, do đó phải lấy ngân sách của tỉnh bù vào. Làm như vậy có nghĩa là lấy ngân sách của tỉnh An Giang để đào tạo nhân lực địa phương khác.
Việc chuyển Trường ĐH An Giang về chung hệ thống với ĐHQG TP. HCM là giải pháp tốt để sử dụng kinh phí của nhà nước phục vụ nhiệm vụ đào tạo chung cho xã hội. Việc này cũng không còn sự phân biệt “sinh viên tỉnh nhà" và " sinh viên tỉnh khác" nữa. Tất cả sinh viên học tại Trường ĐH An Giang đều có quyền tự hào là sinh viên của ĐH QG TP.HCM. Trường ĐH An Giang là trường đào tạo có chất lượng tốt, được hội nhập với ĐHQG TP.HCM sẽ mở ra cơ hội để trường này nhanh chóng vươn lên tầm cao mới.
Lê Huyền