Các khóa học ngắn gọn, được hỗ trợ học phí phù hợp với điều kiện của lao động nông thôn_trận đấu sevilla gặp real madrid
Anh Đỗ Văn Tính ở xã Liên Hiệp,áckhóahọcngắngọnđượchỗtrợhọcphíphùhợpvớiđiềukiệncủalaođộngnôngthôtrận đấu sevilla gặp real madrid huyện Phúc Thọ, Hà Nội thu được nhiều lợi ích sau khi tham dự một lớp học nghề cho lao động nông thôn.
Ảnh minh họa. |
Trước khi đi học, anh Tính chỉ quanh quẩn với xưởng mộc của gia đình. Mặc dù thức khuya, dạy sớm nhưng, thu nhập, giỏi lắm cũng không vượt quá 3,5 triệu đồng mỗi tháng. Với số tiền đó, ăn còn chẳng đủ, nói chi đến phòng thân khi đau ốm, hiếu hỉ.
Bởi vậy, khi được huyện tuyên truyền, cung cấp thông tin, anh Tính đã nhanh nhẹn đăng ký tham dự khóa học 3 tháng.
Sau khi được các giảng viên truyền dạy thêm các kỹ thuật, kỹ năng, anh Tính đã áp dụng để tiếp tục duy trì xưởng mộc của gia đình, thu nhập tăng dần lên trông thấy.
Giờ đây, xưởng mộc nhỏ năm nào đã đươc anh Tính mạnh dạn đầu tư, mở rộng. Các nhân viên được anh tuyển dụng và trực tiếp đào tạo tại chỗ.
Anh Nguyễn Phú Ninh ở xã Liên Hiệp cũng hăng hái tham dự một khóa đào tạo nghề chia sẻ ngày trước, anh đi phụ đánh giấy giáp cho xưởng mộc nhỏ, tiền công ngày chỉ được 80 nghìn đồng.
Sau được Hội Phụ nữ xã giới thiệu, anh đăng ký học lớp mộc dân dụng theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Sau khóa học, nhờ chăm chỉ, tích lũy được kỹ năng vận hành máy móc, cắt xẻ gỗ, anh được tuyển vào làm việc tại xưởng. Mức lương tăng lên 4,2 triệu đồng/tháng.
Chị Đỗ Thị Phượng (SN 1978), xã Liên Hiệp cũng cho biết, trước đây cũng làm mộc. Nhưng do tay nghề chưa cao thu nhập không đáng là bao.
Sau khi chị tham gia lớp học dạy làm nghề mộc dân dụng, giờ đây chỉ đã có thể kiếm được 5 triệu đồng/tháng, tăng gần 2 triệu so với thời gian trước.
Những ví dụ trên minh họa cho sự thành công trong chủ trương thúc đẩy đào tạo nghề cho lao động nông thôn của huyện Phúc Thọ.
Được đào tạo nghề, lao động nông thôn có cơ hội nâng cao thu nhập |
Lợi ích từ các chương trình đào tạo nghề
Đặt chủ trương thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển bền vững, huyện xác định trọng tâm đầu tư vào con người. Trên tinh thần đó, lại được sự tiếp sức của các chương trình mục tiêu quốc gia, của đề án 1956, nhiều lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn được mở ra, thu hút đông đảo học viên tham dự.
Đơn cử, chương trình của Hội LHPN huyện phối hợp với Phòng Kinh tế huyện và Hội LHPN xã, Tại đây các học viên được dạy làm nghề mộc dân dụng. Ngay khóa đầu tiên đã có hơn 30 học viên đăng ký tham dự.
Trong thời gian học 2 tháng , các học viên được các giáo viên là những nghệ nhân có trình độ có kỹ thuật và tay nghề cao truyền dạy phần thực hành ngay tại một số cơ sở sản xuất đồ mộc tại địa phương. Trước đó họ còn được học nhanh lý thuyết cơ bản từ các học viên là các chuyên viên kỹ thuật. đạt phần lý thuyết và thực hành ngay tại xưởng sản xuất của công ty đóng trên địa bàn xã.
Sau khi kết thúc khoá học, các học viên có nguyện vọng đều được huyện tao điều kiện giới thiệu việc làm tại một số cơ sở sản xuất trong địa bàn.
Cũng theo mô hình đó, Hội LHPN huyện đã phối hợp với Phòng Kinh tế và Hội LHPN Thị trấn Phúc Thọ, Hội LHPN xã Vân Phúc tổ chức 2 lớp học nâng cao nghề cắt may công nghiệp cho 35 chị em trong vùng.
Không chỉ được học cách trau chuốt từng đường kim mũi chỉ, sau khóa học, các học viên dễ dàng hoàn thiện một sản phẩm hoàn chỉnh đúng kỹ thuật và bắt kịp xu thể thời trang.
Chị Phương, một học viên chia sẻ, khóa học ngắn gọn, được hỗ trợ học phí nên rất phù hợp với điều kiện của lao động nông thôn. Tại đây các chị không chỉ được học nâng cao mà còn được chia sẻ kiến thức về an toàn lao động và tác phong công nghiệp. Những kiến thức mà chị chưa từng được biết mặc dù lâu nay vẫn có một tiệm may nhỏ.
Nhờ chọn đào tạo nghề cho lao động nông thôn làm điểm nhấn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội bền vững, nên năm 2019 Phúc Thọ đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Riêng công tác đào tạo nghề, trong năm nay, huyện đã tổ chức được 36 lớp dạy nghề cho 1.050 lao động. Trong đó có 10 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 350 lao động, 20 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 700 lao động.
Năm ngoái Phúc Thọ tổ chức 37 lớp đào tạo dạy nghề cho 1.295 lao động với các nghề đào tạo như: Mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, may công nghiệp, chăn nuôi thú y, trồng cây ăn quả, kỹ thuật trồng hoa, trồng rau hữu cơ, rau an toàn, kỹ thuật chăn nuôi lợn…Tỷ lệ lao động có việc làm sau khi học nghề của huyện đạt 90%.
Quảng Trị: Nhiều mô hình hình thành sau đào tạo nghề chứng tỏ hiệu quả
Nhiều mô hình hình thành sau khi đào tạo nghề đã chứng tỏ hiệu quả, cải thiện thu nhập cho người lao động, như: mô hình sản xuất nước mắm, nuôi cá lồng bè, trồng ném…