Câu chuyện thương tâm này vừa xảy ra tại thành phố Nam Kinh,áituổitựtửngườichađaukhổkhibiếtnguyênnhânhận định wap Trung Quốc. Theo lời bố cô bé kể lại, đứa trẻ này vốn là một học sinh ngoan ngoãn, có thành tích học tập tốt. Nhưng từ tháng 4 trở lại đây, cô bé có hành vi về nhà lấy cắp tiền của bố mẹ.
Lần đầu tiên, cô bé lấy cắp 600 tệ (khoảng 2 triệu đồng). Khi bố mẹ hỏi vì sao, cô chỉ đáp: “Lần sau con không dám như thế nữa”.
Ngày 23/5, cô lại bị phát hiện lấy cắp tiền của bố mẹ một lần nữa. Nhưng lần này dù bị bố quát nạt, cô chỉ im lặng và khóc. Người bố khi ấy đã vô cùng tức giận và đánh, mắng con.
Kết quả, ngày 25/5, cô bé đã rời khỏi nhà. Sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng mọi người tìm thấy xác của cô bé ở bên bờ sông.
Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện nguyên nhân cô bé lấy trộm tiền của bố mẹ vì bị một nam sinh cùng lớp đe dọa bắt đưa tiền trong suốt một khoảng thời gian dài.
Nam học sinh đó đã yêu cầu cô bé mỗi tuần phải đưa 50 tệ (175.000 đồng). Nếu như không đưa, cô bé có thể bị ăn đánh, thậm chí “bị giết”.
Cô bé đã cầu cứu đến cô giáo. Tuy nhiên, cô giáo không giúp vì nghĩ đó chỉ là lời nói dối. Quá sợ hãi, cô bé phải chấp nhận “nộp tiền” cho nam sinh kia trong suốt một thời gian dài.
Sau khi người cha biết được sự thật, ông vô cùng đau đớn và tự trách bản thân không tìm hiểu câu chuyện này sớm hơn.
Trong câu chuyện này, nếu giáo viên có thêm niềm tin vào học trò, nếu cha mẹ có thể tìm ra cách giao tiếp với con ngay khi họ phát hiện ra hành vi lấy cắp tiền thì rất có thể, đứa trẻ sẽ có đủ niềm tin và cảm thấy sự an toàn. Những bi kịch này hoàn toàn có thể tránh được.
Sau khi điều tra, cảnh sát phát hiện nguyên nhân cô bé lấy trộm tiền của bố mẹ vì bị một nam sinh cùng lớp đe dọa bắt đưa tiền trong suốt một khoảng thời gian dài.
Tại sao nhiều đứa trẻ lại không sẵn sàng chia sẻ với cha mẹ hoặc không yêu cầu được giúp đỡ? Nguyên nhân quan trọng nhất là do thiếu sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái.
Rất nhiều cha mẹ ngày nay không hề chú trọng đến việc trao đổi với con cái. Thực tế, hầu hết những đứa trẻ đều thích được giao tiếp với cha mẹ. Trong quá trình lớn lên, khi gặp phải những vướng mắc, người đầu tiên chúng muốn bày tỏ chính là cha mẹ.
Song cha mẹ lại không cho chúng một “kênh” để giãi bày. Qua một thời gian dài, đứa trẻ sẽ tự nhiên khép mình lại dẫn đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái bị chia cắt.
Một trường hợp điển hình cho việc bố mẹ thờ ơ, thiếu niềm tin với con là khi con gặp phải vấn đề gì, lời đầu tiên của bố mẹ không phải an ủi mà đặt hàng loạt các câu hỏi "Vì sao?", sau đó đổi lỗi cho chính đứa trẻ.
Nếu con bị cảm cúm, cha mẹ lập tức sẽ đổ lỗi do con không mặc ấm. Nếu bị trộm lấy mất đồ, nguyên nhân sẽ là do con chủ quan không biết cất cẩn thận.
Tất cả những điều trên tưởng chừng là bình thường nhưng nó như một lưỡi dao cắt dần cảm hứng nói chuyện của con với bố mẹ.
Chúng sẽ dần dần chán nản, không muốn nói những vấn đề đang gặp phải vì biết trước kết quả sẽ như thế nào. Bởi vậy, khi mọi việc xảy ra, cha mẹ luôn là người biết cuối cùng.
Hình ảnh cô bé 12 tuổi đi tự tử được camera địa phương ghi lại
Cũng từng có một câu chuyện thế này, cô bé Xiaowen, 12 tuổi bị xâm hại tình dục bởi một người bạn. Vào thời điểm ấy, sự can thiệp tích cực của cha mẹ là điều cần thiết nhất. Tuy nhiên, khi đó mẹ của Xiaowen đã tát con gái mình một cái tát, sau đó xé quần áo trong tủ và chỉ cho phép con mặc 3 - 4 bộ.
Trong quãng thời gian đau đớn nhất, cô bé bỗng nhiên lại trở thành “tội nhân”. Trong trường hợp này, những đứa trẻ đều bị “đổ lỗi” do “Con mặc khiêu khích trước” hay có hành động gì đó gây hứng thú với những kẻ kia.
Và khi chia sẻ, thay vì nhận được sự giúp đỡ, đứa trẻ lại bị chỉ trích hoặc buộc tội. Vì thế khi bi kịch khác xảy ra, chúng sẽ lựa chọn cách im lặng.
Làm thế nào để cha mẹ có thể giao tiếp hiệu quả với con cái là điều cần thiết mà bất kỳ cha mẹ nào cũng cần phải lưu ý. Vậy điều cha mẹ có thể làm là gì?
Hãy đứng ở vị trí của con trẻ nói chuyện
Khi giao tiếp với trẻ, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải đứng trên quan điểm của chúng để cảm nhận được những bức xúc, khó khăn, niềm vui, mong muốn mà con cần là gì? Chính sự thông cảm và thấu hiểu này mà những đứa trẻ sẽ dễ dàng nói chuyện hơn, không gò ép, không lo sợ, giống như một nơi để bầu bạn, tâm sự.
Tư thế ngồi ngang bằng nhau
Khi nói chuyện với con, cha mẹ nên ngang hàng để con không cảm giác mình đang nói chuyện với bề trên. Chúng sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, sẽ tự nói ra những suy nghĩ, tâm tư hay chỉ đơn giản là tự trả lời những câu hỏi "Hôm nay ở trường thế nào?", "Hôm nay đã học được gì?".
Học cách lắng nghe
Dường như nhiều bậc phụ huynh đã quên mất rằng phải lắng nghe con cần gì, muốn gì thay vào việc áp đặt chúng vào những thứ mình muốn. Bạn nên hiểu rằng điều bạn muốn không có nghĩa là con sẽ thích.
Cho nên, hãy học cách lắng nghe, thấu hiểu từng lời nói của con, đặc biệt khi con đang trong giai đoạn dậy thì.
Đáp ứng kịp thời và phù hợp
Khi trò chuyện với con, cha mẹ nên trả lời ngay những vấn đề thắc mắc của con. Trả lời một cách đúng nghĩa chứ không phải qua loa cho xong. Như vậy cảm hứng của cuộc trò chuyện sẽ giảm đi rất nhiều.
Ví dụ, khi đứa trẻ vẽ một bức tranh và đưa cho mẹ với sự nhiệt tình: "Mẹ ơi, mẹ thấy bức tranh con vẽ thế nào?". "Tuyệt vời", người mẹ đáp lại nhưng không ngẩng đầu lên. Khi ấy đứa trẻ sẽ cảm thấy mẹ trả lời chiếu lệ và sẽ không khoe với mẹ vào lần tiếp theo.
Mối quan hệ tốt đẹp giữa cha mẹ và con cái chính là nền tảng để giáo dục trẻ em. Cha mẹ đối xử với con một cách trung thực, lắng nghe cẩn thận những suy nghĩ, hiểu và chấp nhận góc nhìn của trẻ, trẻ sẽ tự mở lòng với cha mẹ.
Có một người cha rất bận rộn và không có nhiều thời gian cho con cái. Để giao tiếp với con, anh quyết định đưa con đi bộ đến trường mỗi sáng.
Anh cho rằng, nếu lái xe đưa con đến trường chỉ mất khoảng mười phút. Nhưng nếu đưa con đi bộ, anh sẽ có thời gian hơn 20 phút để nói chuyện với con. Có một người cha như vậy, đứa trẻ hẳn sẽ rất hạnh phúc.
Cũng đã từng có câu nói: "Người hạnh phúc dùng thời thơ ấu chữa lành vết thương cho cuộc sống của họ, nhưng những người đau khổ dùng tương lai chữa lành vết thương thời thơ ấu".
Do vậy, bố mẹ hãy là những người bạn, người đồng hành, san sẻ yêu thương cho con mình.
Trường Giang (Theo Sohu)
Cha mẹ nào cũng muốn con cái mình phải thật tài giỏi. Tuy nhiên, trên hành trình giáo dục một đứa trẻ, các bậc phụ huynh cần chú trọng điều gì ở ba giai đoạn tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông?
(责任编辑:Cúp C1)
Và tôi vẫn hát tập 1: Hồ Quỳnh Hương bật khóc khi nghe chị gái ruột hát sau 15 năm
Sao 'Bản tình ca mùa đông' từng đi đánh giày kiếm sống
Thông gia từ mặt nhau vì bữa ăn cho con dâu ở cữ
Đang trốn nợ vẫn chiếm đoạt được 5 tỷ sau vài cuộc điện thoại
Tấn công mạng xuất phát từ nội bộ là nỗi lo lớn của các doanh nghiệp Việt
Angelina Jolie chỉ sống được 3 năm nữa?
Chồng trao giải 2 tỷ thách vợ bắt quả tang 'cặp bồ'
Hết hồn cảnh xe đầu kéo vượt ẩu đối mặt ô tô con trên quốc lộ
NSƯT Phạm Bằng nhớ người vợ sâu nặng hơn cả ân tình
Thủ tướng chỉ đạo xây cầu Phong Châu mới an toàn trong mọi điều kiện mưa lũ
"Tái hôn, còn nỗi nhớ nào mang tên chồng cũ?"