Những ngày gần đây,ôngcóchuyệnHầunhưtấtcảcáctàikhoảnFacebookđangbịkết quả c1 lượt đi trên nhiều Facebook cá nhân cũng như các nhóm đã đăng tải lại cùng 1 status có nội dung cảnh báo việc “Hầu như tất cả các tài khoản Facebook đang bị hack”. Trong status này, ngoài thông tin cảnh báo: “Hầu như tất cả các tài khoản Facebook đang bị hack. Hình ảnh, hồ sơ cá nhân và tên của bạn được sử dụng để tạo ra một tài khoản Facebook mới. Sau đó họ muốn kết bạn với bạn bè của bạn, bạn bè của bạn nghĩ rằng đó là bạn và chấp nhận. Từ thời điểm này, bọn hacker viết những gì họ muốn theo tên của bạn...”, những người dùng Facebook chia sẻ status này cũng kêu gọi những người khác “Copy & Paste” lên tường trang Facebook cá nhân của mình. Để độc giả hiểu rõ hơn về thông tin đang được chia sẻ hàng loạt trên Facebook cũng như biết cách tự bảo vệ thông tin của mình khi tham gia mạng xã hội, ICTnews đã chuyển vấn đề này tới các chuyên gia an ninh mạng Công ty Bkav. Chuyên gia Bkav cho biết, thực chất những status có nội dung cảnh báo nêu trên không mới mà đã xuất hiện từ khoảng giữa năm 2016 và thời gian gần đây xuất hiện trở lại tràn ngập Facebook nhờ sự nhiệt tình “Copy & Paste” của cộng đồng mạng. Cùng với việc khẳng định không thể có chuyện tất cả tài khoản Facebook của người dùng đang bị hack, chuyên gia Bkav giải thích thêm, hành vi sử dụng hình ảnh, thông tin người dùng để tạo tài khoản Facebook mới của một số đối tượng không gọi là “hack” tài khoản mà đơn giản chỉ là hành vi mạo danh người khác trên mạng xã hội. Theo phân tích của chuyên gia Bkav, những đối tượng sử dụng thông tin, hình ảnh người dùng để tạo tài khoản Facebook mạo danh thường với các mục tiêu như: Tăng lượt kết bạn, theo dõi (những kẻ mạo danh sẽ tạo tài khoản giả của người nổi tiếng, ca sĩ, hot girl… nhằm tăng lượt kết, bạn theo dõi từ người dùng sau đó sẽ đổi tên, chuyển thành page để bán hàng hoặc bán lại cho những người có nhu cầu nhằm thu lại lợi ích); Giả mạo để thực hiện hành vi lừa đảo (những kẻ mạo danh sẽ tạo tài khoản giả với hình ảnh, thông tin cá nhân y hệt với tài khoản chính chủ của người dùng sau đó kết bạn với bạn bè của người đó; tiếp đó chúng sẽ thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách nhờ nạp thẻ điện thoại hộ, nhờ chuyển tiền, lừa đảo chiếm OTP…); Giả mạo để báo cáo tài khoản người dùng (những kẻ mạo danh sẽ tạo tài khoản giả thật giống với tài khoản người dùng và sau đó chúng sẽ báo cáo với Facebook rằng tài khoản người dùng là giả, khiến tài khoản người dùng bị khóa). Chuyên gia Bkav nhận định, để thực hiện được những việc nêu trên, kẻ mạo danh sẽ mất khá nhiều thời gian để xác định mục tiêu, tạo tài khoản giả và tiến hành lừa đảo. Vì vậy, để nói “Hầu như tất cả các tài khoản Facebook đang bị hack” là chưa có cơ sở. “Chỉ cần vào thử các tài khoản đã đăng thông báo này, chúng ta sẽ thấy các Facebooker này vẫn hoạt động hoàn toàn bình thường, không thấy chia sẻ thêm về sự thực họ đã bị hack như thế nào, lừa đảo ra sao. Đoạn post chỉ đang đánh vào tâm lý sợ hãi của mọi người khi sống và làm việc trên không gian ảo với quá nhiều nguy cơ tiềm ẩn hiện nay. Vô hình chung, các chia sẻ này sẽ tạo hiệu ứng đám đông gây “trend” giả và ngày càng được chia sẻ nhiều, nhưng thực ra vấn đề không nghiêm trọng đến thế”, chuyên gia Bkav chia sẻ. Chuyên gia Bkav khuyến nghị, trước hiện tượng giả mạo Facebook đang khá phổ biến hiện nay, ngoài việc không kết bạn với tài khoản lạ hoặc tài khoản mà người quen đã kết bạn (khi chưa xác minh), người dùng tuyệt đối không nên để lộ các thông tin cá nhân quan trọng trên Facebook. Bởi lẽ, điều này sẽ tạo điều kiện cho những đối tượng xấu có điều kiện mạo danh. Bên cạnh đó, người dùng cũng cần cảnh báo bạn bè khi xuất hiện nick mạo danh. Đồng thời, khi phát hiện có tài khoản mạo danh, người dùng cũng cần thực hiện report để Facebook xử lý theo quy trình gồm 6 bước:“Rộ” thông tin cảnh báo tình trạng hack hàng loạt tài khoản Facebook
Làm gì khi bị mạo danh trên Facebook?