Cơ hội từ những dây chuyền sản xuất công nghệ cao
TheĐạigiaViệtliêntiếpnhảyvàonôngnghiệpcôngnghệkeonhcaio đánh giá của các chuyên gia công nghệ, bức tranh "nông nghiệp 4.0" của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chính là tập trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ nano.
Đó là quy trình tự động hóa từ thu hoạch, bảo quản, vận chuyển và chế biến, ứng dụng điện toán đám mây để truy xuất nguồn gốc… Việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây cùng Internet kết nối vạn vật sẽ mở đường cho những hoạt động quản lý nông nghiệp hoàn toàn mới.
Thậm chí con người không cần có mặt trực tiếp mà được thay thế bởi robot, dần hình thành nên nền nông nghiệp chính xác và tự động, năng suất cao.
Ông Nguyễn Liên Phương, Chủ tịch Học viện Doanh nhân LP Việt Nam chia sẻ: Trong phát triển “nông nghiệp 4.0”, tại các quốc gia phát triển như Pháp, Scotland (những quốc gia nổi tiếng với truyền thống sản xuất rượu) hiện có hàng trăm, hàng nghìn nhà máy rượu 300-400 năm tuổi nhanh chóng chuyển sang ứng dụng CNTT, với sự xuất hiện của những dây chuyền hoàn toàn không có sự xuất hiện của con người.
Tức là toàn bộ các quy trình đều tự động hóa, đó là những nhà máy “Black Factory” với máy móc, robot làm việc ngày đêm trên các dây chuyền trong bóng tối thay vì như con người phần lớn ngày làm, đêm nghỉ.
Như với dây chuyền sản xuất rượu nho, từ khâu thu hoạch nho làm nguyên liệu cho đến khi sản xuất, đóng thùng con người không phải lo lắng vì tất cả đã theo chuẩn mực được lập trình.
“Đó là tương lai nông nghiệp Việt Nam phải hướng tới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, ông Nguyễn Liên Phương nói.
Còn ở mức cao hơn, ông Nguyễn Thế Trung, Tổng Giám đốc của DTT cho rằng làm nông nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0 là phải tự động từ nhà máy tới người mua hàng.
Lấy ví dụ với thị trường cà chua, ông Trung cho rằng khi đó máy móc sẽ tự động tính toán nhu cầu tiêu thụ tại các siêu thị, trong từng khoảng thời gian nhất định. Và để có được số lượng cà chua đáp ứng cho các siêu thị cần trồng tại bao nhiêu nông trại, trồng từ khi nào và đến thời điểm nào sẽ cho thu hoạch để đảm bảo đáp ứng nhu cầu liên tục.
“Đó mới là nông nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0. Tức là phải nắm được thông tin thị trường rồi từ đó quay lại điều khiển sản xuất, phân phối”, ông Nguyễn Thế Trung nhấn mạnh.