Mạng 5G là gì,ữnghiểulầmnhiềungườimắckhilầnđầusửdụngmạbxh ấn độ 1 ưu điểm thế nào so với 4G trước đây?
Trước khi nhắc đến những hiểu lầm khi sử dụng mạng 5G, đầu tiên hãy tìm hiểu mạng 5G là gì?
5G ("G" là chữ viết tắt của "Generation", nghĩa là thế hệ) là thế hệ mạng di động thứ năm, được phát triển để thay thế cho công nghệ mạng 4G. So với các thế hệ mạng di động cũ, 5G có ưu điểm tốc độ kết nối nhanh, độ trễ thấp hơn và khả năng kết nối mạnh mẽ, cho phép nhiều thiết bị cùng kết nối mà không gặp tình trạng nghẽn mạng hay quá tải.
Về mặt lý thuyết, tốc độ mạng 5G nhanh gấp từ 10 đến 100 lần so với mạng 4G trước đây. Độ trễ khi truyền dữ liệu của mạng 5G cũng chỉ ở mức 1 mili-giây, so với 20 mili-giây của mạng 4G.
Điều làm cho mạng 5G khác với các thế hệ mạng trước đây là nó hoạt động trên tần số vô tuyến cao hơn. Trong khi tất cả các sóng vô tuyến truyền với tốc độ như nhau, bước sóng của một tần số cụ thể ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ truyền dữ liệu của nó. Theo nguyên tắc chung, tần số càng cao thì bước sóng càng ngắn và càng có nhiều băng thông để gửi thông tin.
Những ưu điểm về tốc độ kết nối cao, độ trễ thấp, khả năng kết nối mạnh… của mạng 5G có thể giúp phát triển nhiều công nghệ, dịch vụ như mạng internet tốc độ cao, internet cho vạn vật (IoT), công nghệ xe tự lái, kính thực tế ảo, thành phố thông minh…
Mạng 5G được thương mại hóa lần đầu tiên tại Hàn Quốc vào tháng 4/2019. Công nghệ mạng này sau đó được mở rộng và triển khai tại nhiều nước, chủ yếu ở các quốc gia giàu có và phát triển.
Tại Việt Nam, mạng 5G bắt đầu được triển khai và phát triển từ năm 2019. Sau một thời gian dài triển khai cơ sở hạ tầng và thử nghiệm mạng 5G trên một phạm vi nhỏ, giờ đây, các nhà mạng tại Việt Nam đã mở rộng phạm vi phủ sóng 5G trên khắp cả nước và chuẩn bị thương mại hóa 5G trong thời gian tới.
Việc 5G được triển khai tại Việt Nam giúp người dùng có cơ hội trải nghiệm công nghệ mạng mới nhất, với những ưu điểm về tốc độ kết nối. Tuy nhiên, do 5G mới được triển khai nên nhiều người dùng cũng đã mắc phải một số hiểu lầm về công nghệ mạng mới nhất này.
Dưới đây là một số hiểu lầm thường gặp của người dùng và lời giải đáp cho những hiểu lầm đó.
Vì sao mạng 5G lại có tốc độ chỉ tương đương như mạng 4G?
Ngay sau khi mạng 5G được triển khai, nhiều người dùng đã sử dụng các công cụ kiểm tra tốc độ mạng để đánh giá về khả năng kết nối của mạng 5G và nhận thấy tốc độ mạng không thực sự vượt trội so với mạng 4G.
Tuy nhiên, nhiều khả năng trong quá trình kiểm tra này, thiết bị của người dùng chỉ đang kết nối với mạng 4G, chứ không phải sử dụng mạng 5G, điều này khiến kết quả kiểm tra tốc độ kết nối không cao như mong muốn.
Một điều người dùng cần lưu ý khi sử dụng mạng 5G trên smartphone đó là biểu tượng chữ "5G" xuất hiện trên màn hình.
Một số mẫu smartphone chạy Android sẽ có sự khác biệt khi hiển thị thông báo kết nối mạng 5G. Theo đó, nếu người dùng nhận thấy logo 5G trên smartphone của mình có nền trong suốt, nghĩa là đang có sóng 5G nhưng thiết bị vẫn đang sử dụng kết nối của mạng 4G do ở thời điểm đó, sóng của mạng 4G mạnh và ổn định hơn.
Trong trường hợp smartphone hiển thị biểu tượng 5G trên nền màu trắng hoặc đen hoàn toàn, nghĩa là thiết bị đang thực sự kết nối và sử dụng mạng 5G đầy đủ. Lúc này thiết bị mới có thể sử dụng mạng 5G với tốc độ tối đa.
Dựa vào biểu tượng thông báo này, người dùng có thể biết được smartphone có đang thực sự sử dụng mạng 5G và có đang đạt tốc độ kết nối tối đa hay không.
Vì sao đã kích hoạt tính năng 5G trên smartphone nhưng vẫn không có kết nối 5G?
Ở bài viết trước, Dân tríđã hướng dẫn người dùng cách thức kích hoạt kết nối 5G trên smartphone chạy Android và iPhone. Tuy nhiên, nhiều bạn đọc sau khi thực hiện theo bài viết để kích hoạt kết nối 5G trên smartphone của mình nhưng vẫn chỉ thấy thiết bị sử dụng mạng 4G chứ không hiển thị thông báo kết nối 5G.
Sở dĩ có điều này nhiều khả năng vì khu vực người dùng đang sinh sống chưa được phủ sóng mạng 5G, do vậy thiết bị vẫn chỉ đang sử dụng mạng 4G để kết nối internet. Khi người dùng di chuyển đến những khu vực có phủ sóng mạng 5G, smartphone sẽ tự động kết nối và hiển thị biểu tượng 5G trên thiết bị.
Ngoài ra, một số người dùng thắc mắc vì sao đang sử dụng smartphone có tên gọi 5G nhưng lại không thể kích hoạt kết nối 5G trên thiết bị của mình. Nhiều khả năng người dùng đang sử dụng smartphone 5G xách tay, được mua từ thị trường khác.
Một số hãng smartphone có những chính sách riêng biệt về tính năng kết nối mạng di động để phù hợp với từng thị trường, do vậy một chiếc smartphone có thể kết nối mạng 5G tại quốc gia này nhưng lại không thể sử dụng mạng 5G ở quốc gia khác.
Thậm chí, ngay cả khi mua sản phẩm chính hãng, dù smartphone được trang bị khả năng kết nối 5G nhưng có thể vẫn không sử dụng được mạng 5G tại một số quốc gia vì chính sách của hãng sản xuất smartphone đó.
Sóng mạng 5G có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe của người dùng?
Kể từ thời điểm mạng 5G được triển khai và mở rộng tại Việt Nam, không ít người đã lo ngại tần số sóng của công nghệ mạng này có thể gây tác hại xấu đến sức khỏe của người dùng.
Trên thực tế, những lo ngại về tác hại xấu của mạng 5G đến sức khỏe của người dùng đã xuất hiện trên thế giới từ thời điểm công nghệ mạng này bắt đầu được triển khai và thương mại hóa. Không ít người cho rằng tiếp xúc lâu với sóng 5G có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng tần số bước sóng của mạng 5G hoàn toàn không ảnh hưởng và an toàn với sức khỏe của con người. Theo Ủy ban Quốc tế về phòng chống bức xạ Ion hóa (ICNIRP), cơ quan khoa học có trụ sở tại Đức, thì tần số của mạng 5G cao hơn mạng 4G, nhưng vẫn ở mức an toàn với sức khỏe của con người.
Ủy ban Truyền thông liên bang Hoa Kỳ (FCC) cũng đã tiến hành các thử nghiệm của riêng mình để xác định xem mạng di động 5G có phát ra các nguồn bức xạ vượt quá giới hạn quy định và ảnh hưởng đến sức khỏe của con người hay không. Kết luận của FCC cho biết tần số bước sóng của mạng 5G không vi phạm tiêu chuẩn của Ủy ban này về mức độ phơi nhiễm tần số vô tuyến điện, nghĩa là an toàn với con người.
Những nghiên cứu của Cơ quan Dịch vụ y tế quốc gia Anh (NHS) cũng chỉ ra rằng khi sóng di động (bao gồm cả sóng 5G) tác động vào cơ thể con người sẽ bị các mô thịt hấp thu và biến thành năng lượng, không có bằng chứng nào cho thấy gây ra tác động có hại cho con người.
Trong khi đó, nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy rằng những cá nhân cảm thấy nhạy cảm với sóng điện từ và sóng di động hay mạng 5G trên thực chất đang gặp phải những vấn đề về sức khỏe tâm thần, khiến họ bị ám ảnh bởi các sóng mạng di động và cảm thấy căng thẳng, tình trạng sức khỏe không được tốt khi biết được đang phải tiếp xúc với các loại mạng di động.