BetwayBetway

Facebook đã kích động cuộc nội chiến Ethiopia như thế nào?_xếp hạng bóng đá nhật bản

Facebook da kich dong noi chien nhu the nao? anh 1

Là một nhà báo tự do, Lucy Kassa thường xuyên đưa tin về nội chiến tại Ethiopia, bao gồm những vụ giết người, nạn đói, bạo lực tình dục và các hành động tàn ác khác. Mỗi khi đăng bài, những lời đe dọa nhắm đến Kassa xuất hiện hàng loạt trên Facebook.

"Đây là thực tế hàng ngày. Mỗi khi tôi đăng bài, một chiến dịch bôi nhọ trên Facebook lại xuất hiện, nội dung gồm lời nói thù địch. Đó là sự phỉ báng nhằm, quấy rối, đe dọa và ngăn tôi điều tra", Kassa chia sẻ với Vice.

Cách xử lý chậm chạp của Facebook với bài đăng thù địch

Sau khi Kassa đăng bài về một bé gái 13 tuổi bỏng nặng do bị tấn công bằng vũ khí vào tháng 5, tài khoản Facebook ủng hộ chính phủ Ethiopia với hơn 200.000 người theo dõi đã đăng ảnh Kassa, kêu gọi tìm kiếm và bắt giữ cô. Những tuần sau, Kassa đối mặt làn sóng quấy rối, bị đe dọa về tính mạng và tình dục. Bài đăng kêu gọi săn lùng cô vẫn xuất hiện trên Facebook trong nhiều tháng, thu hút hơn 6.000 lượt thích và 1.000 bình luận.

Khi Facebook đối mặt làn sóng chỉ trích về nội dung thù địch và cực đoan ở Mỹ, loạt tài liệu nội bộ cho thấy tình trạng còn tệ hơn tại những quốc gia khác. Ngay cả Ethiopia, nơi được xếp vào cấp rủi ro cao nhất, các nhà nghiên cứu và nhà báo cho biết nội dung thù địch vẫn lan rộng, cáo buộc Facebook góp phần gây ra xung đột sắc tộc và chính trị tại quốc gia châu Phi này.

Facebook da kich dong noi chien nhu the nao? anh 2

Facebook bị chỉ trích do lan truyền tin giả, góp phần khiến nội chiến tại Ethiopia căng thẳng. Ảnh: AFP.

"Mọi người chỉ trích họ (Facebook) với những nỗ lực ít ỏi tại Mỹ. Hãy tưởng tượng ở nơi khác, họ hoàn toàn không làm gì để giải quyết chủ đề chúng ta đang thảo luận, tôi nghĩ như vậy", Timnit Gebru, cựu Giám đốc Đạo đức về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Google chia sẻ với Vice.

Quốc gia đông dân thứ 2 châu Phi với 110 triệu người đã rơi vào nội chiến trong gần một năm. Chiến tranh gây bất ổn tại vùng Tigray, phía bắc Ethiopia, sau đó lan sang nhiều khu vực khác. Các tổ chức nhân quyền cáo buộc lực lượng chính phủ và đồng minh đã tàn sát, đàn áp người dân tộc thiểu số. Chiến tranh khiến ít nhất 1,7 triệu người phải di tản, tạo ra sự phân cực chính trị nặng nề, không chỉ ngoài đời mà còn trên các nền tảng Internet.

"Facebook không hề hiểu chuyện gì đang xảy ra tại đất nước này", Berhan Taye, tình nguyện viên báo cáo nội dung vi phạm tại Ethiopia cho Facebook

Vào tháng 10, một video trên Facebook quay cảnh người đàn ông tuyên bố bất cứ ai liên kết với các dân tộc thiểu số nhất định đều là "kẻ thù". Đoạn video được nhiều tài khoản chia sẻ trước khi bị gỡ. Tài khoản kêu gọi săn lùng Kassa còn đăng bài khen ngợi Fano, một dân quân thuộc vùng Amhara sau khi kẻ này giết người phi pháp.

Hồi tháng 4, một tài khoản với hơn 28.000 người theo dõi đăng video hướng dẫn sử dụng súng AK47, thu hút gần 300.000 lượt xem. Đến tháng 9, một trang tin tại Ethiopia công bố cáo buộc chưa được xác nhận trên Facebook rằng những người thuộc dân tộc thiểu số Qimant phải chịu trách nhiệm cho một vụ xả súng. Trong cùng ngày, lực lượng dân quân liên kết với chính phủ đã tấn công một ngôi làng ở Qimant, cướp bóc và đốt nhà, trong khi bài đăng vô căn cứ vẫn xuất hiện trên Facebook.

Ngày 30/10, các nhà nghiên cứu phát hiện một bài đăng trên Facebook viết bằng tiếng Amharic, nội dung kích động tội ác diệt chủng, kêu gọi bạo lực sắc tộc. Bài viết vẫn xuất hiện trong khoảng 24 tiếng, được nhiều tài khoản chia sẻ trước khi Facebook gỡ bỏ.

Facebook nói nhiều nhưng hành động ít

Các nhà nghiên cứu khẳng định thông tin sai lệch đã lan truyền rộng rãi trên Facebook trong cuộc nội chiến tại Ethiopia giữa lúc chính phủ nước này liên tục đàn áp, khiến việc đưa tin thực tế trở nên nguy hiểm. Hàng chục nhà báo bị bắt từ khi xung đột xảy ra, 2 người đã bị giết trong năm nay.

Vào tháng 2, 3 người đàn ông mặc thường phục có vũ trang xông vào nhà Kassa, đánh cô rồi thu giữ laptop. Chúng đe dọa sẽ giết Kassa nếu tiếp tục đưa tin. Trên Internet, những lời đe dọa liên tục được gửi đến nữ phóng viên.

Facebook da kich dong noi chien nhu the nao? anh 3

Dù biết rõ tình hình tại Ethiopia, những nỗ lực giải quyết của Facebook rất ít. Ảnh: CNN.

Trong khi đó, Facebook khẳng định Ethiopia là mối quan tâm của công ty, liên tục dành nhiều nguồn lực để ngăn chặn phát ngôn thù địch và tin giả.

"Trong 2 năm qua, chúng tôi tích cực tập trung vào Ethiopia, bổ sung nhân sự có chuyên môn, đầu tư nguồn lực đánh giá để mở rộng số ngôn ngữ được hỗ trợ... Chúng tôi cũng cố gắng cải thiện khả năng chủ động phát hiện, xóa nội dung độc hại trên quy mô lớn, hợp tác với chuyên gia quốc tế lẫn địa phương để nắm thông tin, giảm rủi ro trên nền tảng", phát ngôn viên Facebook chia sẻ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu và nhà báo tại Ethiopia khẳng định nỗ lực của nền tảng trong việc chủ động ngăn chặn tin giả tại nước này rất ít. Thay vào đó, việc kiểm tra thuộc về một nhóm tình nguyện viên, gửi các bài đăng cho Facebook và giải thích lý do gây nguy hiểm.

"Họ (Facebook) hoàn toàn không hiểu bối cảnh. Mỗi khi chúng tôi thảo luận, họ lại hỏi về ngữ cảnh. Đó là vấn đề lớn, họ không hiểu chuyện gì đang xảy ra tại đất nước này", Berhan Taye, nhà nghiên cứu độc lập, tình nguyện viên tìm kiếm bài đăng vi phạm chính sách tại Ethiopia rồi báo với Facebook cho biết.

Ngay cả khi các tình nguyện viên báo cáo nội dung thông qua công cụ của Facebook, một số kết quả ghi rằng chúng không vi phạm chính sách. Taye và nhóm tình nguyện viên của cô nhận thấy cách duy nhất để xóa bài viết kích động thù địch và thông tin sai lệch khỏi nền tảng là gửi trực tiếp đến nhân viên nhân quyền của công ty.

"Hệ thống báo cáo (của Facebook) không hoạt động. Công nghệ chủ động là AI không làm việc", Taye khẳng định.

Nỗ lực kém cỏi của Facebook

Các tài liệu nội bộ của Facebook đã cho thấy nhiều giới hạn của công cụ kiểm duyệt. Một nghiên cứu nội bộ vào năm 2020 chỉ ra nền tảng này không có hệ thống kiểm duyệt lời nói thù địch bằng tiếng Amharic và Oromo, 2 ngôn ngữ phổ biến tại Ethiopia. Đến năm nay, nền tảng này mới tuyên bố thêm hệ thống phát hiện nội dung bằng tiếng Amharic và Oromo. Các nhà nghiên cứu khẳng định Facebook chỉ hành động khi tình hình ngày càng xấu.

Cách xử lý của Facebook trong cuộc nội chiến tại Ethiopia là một trong nhiều thất bại của nền tảng khi kiểm duyệt lời nói thù địch, tin giả tại những quốc gia ngoài Mỹ. Facebook từng bị chỉ trích do góp phần kích động cuộc diệt chủng người dân tộc Rohingya tại Myanmar.

Facebook da kich dong noi chien nhu the nao? anh 4

Facebook từng bị chỉ trích do góp phần kích động bạo lực tại Ấn Độ và Myanmar. Ảnh: Al Jazeera.

Tại Ấn Độ, nền tảng này cũng thất bại trong việc ngăn chặn lời nói thù địch nhắm vào dân tộc thiểu số. Các bài viết kêu gọi bạo lực vẫn xuất hiện ngay cả khi cuộc bạo động chết người xảy ra tại Helhi năm ngoái khiến hàng chục người Hồi giáo thiệt mạng. Tài liệu của Washington Post cho thấy Facebook vẫn thiếu hệ thống phát hiện lời nói thù địch bằng Hindi và Bengali, các ngôn ngữ được hàng trăm triệu người Ấn Độ sử dụng.

Nhiều quốc gia châu Phi có lượng người dùng Facebook và WhatsApp tăng trưởng rất nhanh. Đây là kết quả từ Free Basics, chương trình mở rộng lượng người dùng của Facebook tại nước ngoài, cho phép truy cập một số tính năng của nền tảng mà không phải trả tiền 4G. Điều đó khiến Facebook trở thành "trung tâm" của người dùng Internet những nước này.

Sự thống trị của Facebook và WhatsApp tại một số nước khiến rủi ro kích động thù địch ngày càng lớn. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Facebook nên chủ động chuẩn bị giải pháp xử lý trước khi thâm nhập những quốc gia mới. Tuy nhiên, các nhân viên cũ khẳng định Facebook không xem xét nghiêm túc vấn đề.

Thời gian qua, hàng loạt cựu nhân viên đã lên tiếng tố cáo Facebook trước những chính sách kiểm soát dữ liệu. Sophie Zhang, cựu nhà khoa học dữ liệu của công ty, cho biết đã nhiều lần cảnh báo về các chiến dịch thao túng chính trị tại Honduras và Azerbaijan, liên tục gửi đề xuất đến ban lãnh đạo Facebook trước khi bị sa thải vào năm 2020.

Facebook da kich dong noi chien nhu the nao? anh 5

CEO Mark Zuckerberg hứng chịu chỉ trích sau hàng loạt tố cáo từ nhân viên cũ. Ảnh: WSJ.

Frances Haugen, cựu Giám đốc Sản phẩm của Facebook, đã tố cáo công ty trước Thượng viện Mỹ vào tháng 10, khẳng định nền tảng này chỉ quan tâm lợi nhuận thay vì sự an toàn của người dùng. Hệ thống kiểm duyệt nội dung hoạt động kém hiệu quả tại Mỹ, gần như vô dụng tại những nước như Ethiopia.

Cho đến khi Facebook chịu thay đổi, các nhà báo và tình nguyện viên tại Ethiopia không còn lựa chọn khác ngoài việc chủ động báo cáo nội dung vi phạm lên nền tảng.

"Lý do duy nhất để chúng tôi tương tác với họ bởi chúng tôi biết nếu không hành động, những nội dung ấy sẽ không bị gỡ. Lẽ ra Facebook phải làm những việc này, họ kiếm hàng tỷ USD từ các nội dung như vậy trên khắp thế giới", Taye cho biết.

(Theo Zing)

Hàng trăm triệu người cảm thấy tiêu cực khi dùng Facebook

Hàng trăm triệu người cảm thấy tiêu cực khi dùng Facebook

Nhiều người dùng cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ, công việc hoặc các mối quan hệ ngoài đời khi dùng Facebook.

赞(3543)
未经允许不得转载:>Betway » Facebook đã kích động cuộc nội chiến Ethiopia như thế nào?_xếp hạng bóng đá nhật bản