iPhone là sản phẩm bán chạy nhất và lợi nhuận nhất của Apple. Hơn 1 tỷ máy đã được bán ra kể từ khi chiếc đầu tiên ra mắt. Khoảng một nửa iPhone được sản xuất trong nhà máy khổng lồ tại trung tâm thành phố Trịnh Châu (Trung Quốc). Dưới đây là câu chuyện về “cuộc đời iPhone”,ộcđờiiPhoneTừnhàmáyđếntayngườidùolympic tashkent từ công xưởng ra các cửa hàng:Thu thập linh kiệnApple mua nhiều linh kiện cho iPhone – như chip nhớ, modem, mô-đun camera, microphone – từ hơn 200 nhà cung ứng khắp thế giới. Foxconn, công ty Đài Loan sở hữu nhà máy Trịnh Châu, thậm chí còn sản xuất các linh kiện nhỏ hơn như vỏ kim loại. Apple đặt hàng nhiều linh kiện từ các nhà cung ứng toàn cầu rồi bán chúng số lượng lớn cho một trong các nhà thầu sản xuất tại Trung Quốc. Tại Trịnh Châu, đó là Foxconn. Sản xuất iPhoneCác nhà máy của Foxconn tại Trịnh Châu có diện tích gần 5,7 nghìn m2 và tuyển dụng tối đa 350.000 lao động, phần lớn có thu nhập 1,9 USD/giờ. Các việc phải làm được gọi là F.A.T.P, hay lắp ráp cuối cùng, kiểm tra và đóng gói. Có 94 dây chuyền sản xuất tại cơ sở Trịnh Châu và mất khoảng 400 bước để lắp ráp iPhone, bao gồm đánh bóng, hàn, khoan, vít. Nhà máy có thể sản xuất nửa triệu iPhone mỗi ngày hay 350 chiếc mỗi phút. Sau khi iPhone rời khỏi chuyền, nó được đặt trong các hộp xơ ép trắng đẹp mắt, bọc lại và đặt trên pallet gỗ rồi được đẩy ra các xe tải đang chờ sẵn. Thông quanRời khỏi cổng nhà máy, chiếc iPhone vừa lắp ráp di chuyển thêm vài trăm met đến một trạm hải quan lớn của Trung Quốc. Hoạt động thuế quan gói gọn trong khu vực ngoại quan, cho phép Apple bán iPhone dễ hơn đến người dùng Trung Quốc. Là điểm lắp ráp iPhone cuối cùng, Trung Quốc đồng thời cũng là điểm khởi đầu cho chiến lược thuế toàn cầu của Apple. Tại Trịnh Châu, thường là tại trạm hải quan, Foxconn bán iPhone hoàn thiện cho Apple, rồi bán lại chúng cho đối tác Apple toàn cầu. |