Dành tất cả tình yêu cho hồng,ẻđẹpngấtngâyđầyquyếnrũcủavườnhồngởTâkq phap 1 và tất cả mọi không gian cho hồng, chị Thu Trang đã mang đến góc nhỏ ngoại thất nhà mình vẻ đẹp quyến rũ đầy mê hoặc của rất nhiều loài hoa hồng.
Với niềm đam mê, tình yêu hoa hồng bất tận, chị Thu Trang đã mang đến cho tổ ấm của mình vẻ đẹp quyến rũ, ngất ngây của rất nhiều loài hồng cả nội cả ngoại. Gia đình chị hiện sống ở 25/16 Nguyễn Văn Rốp, thành phố Tây Ninh, nơi đầy nắng và gió, rất thích hợp để những loài hồng ưa nắng phát triển mạnh. Cũng bởi vậy mà khoảng sân nhà, lối vào, bên hông nhà được chị Trang đặt rất nhiều chậu hoa hồng.
Một góc hồng nhỏ xinh bên hông nhà Chị Thu Trang kể lại, khi mới bắt đầu trồng, chị cũng chưa có kinh nghiệm chọn hồng cũng như địa chỉ mua uy tín nên chị mua mấy cây giống giâm cành của Trung Quốc về. Sau một thời gian trồng thì hồng bị chết khá nhiều. Hơn nữa cũng do chưa có kinh nghiệm làm đất, xới đất, bón phân nên hồng của chị ít ra hoa, còi cọc và chết khá nhiều. Theo kinh nghiệm của chị thì nên mua giống ở vườn uy tín và gần nhất với nơi mình sống, vận chuyển xa cây cũng dễ bị chết. Hơn nữa, chị thường mua những cây hồng đã chăm sóc ổn định để về dễ trồng hơn, nhanh phát triển và cho ra hoa hơn. Một góc lối vào nhà với rất nhiều chậu hồng cỡ lớn của gia đình chị Thu Trang. Chị Thu Trang vẫn thường xịt thuốc luân phiên và bón phân định kỳ giúp hồng phát triển tốt. Vẻ đẹp ngất ngây đầy quyến rũ của vườn hồng ở Tây Ninh Sáng thức dậy, khi nắng mai bắt đầu lan tỏa khắp vườn hồng cũng là lúc chị tưới đẫm nước cho cây. Để cây đảm bảo dinh dưỡng, chị Thu Trang thường bón phân bò, gà, phân Dynamic, phân chậm tan, NPK, Kali... tùy vào từng thời điểm thích hợp. Với đất trồng hồng, chị Thu Trang thường dùng đất tribat trộn với perlite, trấu tươi, phân chuồng và vỏ đậu... Trong thời gian trồng hồng ở mảnh đất nắng nóng của Tây Ninh, chị Trang cho biết hồng nhà chị thường gặp bệnh bọ trĩ và nhện là chủ yếu. Mùa mưa hồng thường bị nấm hoặc đốm lá. Với bệnh này chị thường xịt thuốc Atonik, rong biển, B1... Khi rảnh rỗi, chị lại cắt tỉa cành, ngắt bớt lá già để cây tập trung chất dinh dưỡng đẻ nhánh và sinh nụ. Chị cũng thường xới đất cho thoáng gốc hồng. Chị Thu Trang tâm sự, từ khi trồng nhiều gốc hồng, mọi người trong gia đình cũng cảm thấy vui vẻ hơn. Đặc biệt là vào sáng sớm ngủ dậy, thấy những nụ hồng chúm chím xinh xinh. Mọi người sẽ gạt bỏ đi những lo toan, muộn phiền để ngắm những bông hoa xinh xắn. Chị Trang cho biết, hiện giờ chị trồng khoảng hơn 50 gốc hồng. Với đủ loại cả hồng nội lẫn hồng ngoại Về cơ bản thì hồng ngoại và hồng nội đều có cách chăm sóc như nhau. Vì đất Tây Ninh thường nắng nóng kéo dài nên hoa hồng nở không đúng form và cũng không đúng màu như những vùng đất khác. Nhưng vì niềm đam mê đặc biệt với hồng nên chị Thu Trang vẫn tạo nên được thành quả đáng yêu. Mỗi lần có việc bận đi xa vài ngày, chị Thu Trang lại nhấp nhổm đứng ngồi không yên vì lo cho những gốc hồng không được chăm sóc kỹ càng. Lần nào về chị cũng bù nhiều thời gian để cắt tỉa, xịt thuốc, bón phân cho hồng. Do sự khác biệt về thời tiết nên sức đề kháng của hồng không được tốt như hồng nội. Vì thế chị Trang tập trung chăm sóc cho hồng ngoại nhiều hơn. Bất kỳ không gian ngoại thất nào, từ lối đi vào nhà, bên hông nhà, khu vườn phía sau nhà, đều được chị Thu Trang đặt kín các chậu hồng. |
Theo Em đẹp
Một góc lối vào nhà với rất nhiều chậu hồng cỡ lớn của gia đình chị Thu Trang.