Kinh tế đất nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát_ket qua.nét

 人参与 | 时间:2025-01-25 15:59:17

Quang cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2014. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 1-12,ếđấtnướctiếptụcổnđịnhlạmphátđượckiểmsoáket qua.nét tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11 tập trung đánh giá tình hình kinh tế-xã hội 11 tháng qua, cũng như thống nhất một số nội dung quan trọng liên quan đến chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong thời gian tới, nhất là liên quan đến củng cố sự ổn định của kinh tế vĩ mô gắn với thúc đẩy tăng trưởng cũng như quyết định về thời gian nghỉ Tết, chỉ tiêu biên chế, công khai chi phí đi công tác nước ngoài, cải cách trong lĩnh vực lâm nghiệp…

Những tín hiệu tốt của nền kinh tế

Báo cáo tổng hợp của Bộ Kế hoạch - Đầu tư và các ý kiến thảo luận tại phiên họp khẳng định: Tháng 11 và tính chung cả 11 tháng qua, kinh tế vĩ mô của nước ta tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, đà tăng trưởng phục hồi trong tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu với mức tăng trưởng GDP cao hơn cùng kỳ hai năm trước.

Nổi bật là sản xuất công nghiệp duy trì đà phục hồi cao, nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo với mức tăng 8,6% so với cùng kỳ 11 tháng năm ngoái. Xuất khẩu khu vực trong nước tiếp tục cải thiện với gần 45 tỷ USD, không chỉ tăng 13% so với cùng kỳ mà xuất siêu của nước ta từ đầu năm đến nay cũng đạt con số trên 2 tỷ USD. Tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiếp tục tăng về lượng.

Đặc biệt đã có trên 14.000 doanh nghiệp trước đây gặp khó khăn phải tạm ngừng hoạt động thì nay đã trở lại hoạt động… Đây là những tín hiệu tốt của nền kinh tế, tạo thêm cơ hội phát triển đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và theo dự báo GDP cả năm 2014 sẽ đạt và nhiều khả năng vượt mục tiêu đề ra.

Các thành viên Chính phủ cũng phân tích rõ một số lĩnh vực còn hạn chế đang nổi lên cần tập trung chỉ đạo quyết liệt như tiến trình sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước còn chậm; thiệt hại do thiên tai còn lớn, gây ảnh hưởng đến đời sống của một bộ phận người dân; tệ nạn xã hội, tội phạm, tai nạn giao thông, tình hình cháy nổ, tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng, tình trạng ô nhiễm môi trường còn diễn biến phức tạp…

Đồng tình với đánh giá của các thành viên Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ lạc quan năm nay nhiều khả năng sẽ đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đã báo cáo Quốc hội và nhân dân cả nước. Cùng với nhận định rõ những hạn chế, tồn tại để tập trung khắc phục, Thủ tướng nêu rõ một số nhân tố mới để Chính phủ có sự phản ứng kịp thời, điều hành linh hoạt không chỉ  trong tháng 12 này mà đối với cả quá trình chỉ đạo, điều hành nền kinh tế trong năm tới, nhất là liên quan đến lạm phát kiểm soát thấp nhất trong 10 năm qua; cầu đầu tư ngày càng gia tăng cả với ngân sách, ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài; tăng trưởng tín dụng đã đạt trên 10% và cả năm sẽ tăng lên 12%; trong khi đó giá dầu đang giảm mạnh…

Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng rà soát báo cáo tiến độ triển khai tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước cả về tiến độ, kết quả đã đạt được cũng như vướng mắc, nảy sinh cần phải giải quyết. Các Bộ, ngành không để nợ đọng văn bản hướng dẫn luật gắn với nâng cao chất lượng, hợp hiến, hợp pháp và khả thi…

Mạnh dạn giao đất rừng cho người dân quản lý?

Liên quan đến thực trạng cả nước có hơn 16,5 triệu ha rừng và đất rừng nhưng hàng trăm nghìn hộ đồng bào dân tộc vẫn không có đất ở, đất sản xuất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng Đề án cải cách mạnh mẽ ngành lâm nghiệp theo hướng giảm nghèo gắn với tái cơ cấu lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào dân tộc gắn với rừng, giữ rừng và tăng thu nhập từ rừng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Chúng ta có 16,5 triệu ha rừng và đất rừng, nhưng đồng bào dân tộc 300.000 hộ không có đất ở, đất sản xuất. Bây giờ chúng ta cần rà soát các ban quản lý rừng, tính toán xem 15 - 20 cán bộ có quản lý bình quân 15.000 ha rừng được không? Hay ta cứ giao cho cả buôn cả làng này quản lý?. 15.000 hộ, bình quân mỗi hộ 30 ha với giá chi phí là 200.000 đồng/1 ha thì 1 năm thu cũng được là 6.000.000 đồng/1 hộ. Chúng ta có mạnh dạn làm thế này không? Chắc phải làm một đề án cải cách mạnh mẽ theo hướng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng giao cho dân quản lý, cả buôn, cả làng quản lý, rồi có bộ máy tổ chức. Đưa chính sách tới giải quyết đời sống của nhân dân, gắn chăn nuôi với đa dạng hóa cây trồng để tăng thu nhập”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nhất là cải cách và công khai các thủ tục hành chính liên quan trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp; đồng thời thực hành triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tất cả các bộ trong năm 2015 không tăng biên chế, thực hiện nghiêm chế độ nghỉ đúng tuổi, tổ chức tổng kết cuối năm thông qua họp trực tuyến và công khai với báo chí về kinh phí đi công tác nước ngoài.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Biên chế năm 2015, tôi yêu cầu là tất cả các Bộ thuộc Chính phủ không tăng thêm, giữ nguyên. Các đồng chí được giao thêm nhiệm vụ thì cố gắng sắp xếp trong biến chế hiện có; sắp xếp lại, có chăng chỉ thu thêm được từ số nghỉ hưu nghỉ chính sách để tổ chức lại. Không tăng thêm dù Bộ Nội vụ cũng đã tính toán, cả nước năm nay xin tăng 530 người, nhưng tôi đề nghị không tăng thêm, thử xem năm nay có hoàn thành nhiệm vụ không? Những người đến tuổi nghỉ thì cho nghỉ; ai không đủ tiêu chuẩn thì cho ra, đều ở quyền Bộ trưởng hết chứ không tăng, để tiết kiệm. Tiết kiệm thứ hai là với các đồng chí Bộ trưởng. Các đồng chí đăng ký đi nước ngoài kỳ này nó rõ ràng hơn, mục đích của công tác nước ngoài, số người và số tiền, công khai số tiền chi phí. Tôi đề nghị Bộ Tài chính kiểm soát việc này, công khai hết trên báo chí”.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương đặc biệt quan tâm giải quyết các vấn đề nổi lên liên quan đến văn hóa, xã hội y tế, giáo dục; thực hiện tốt các chính sách, chương trình an sinh và phúc lợi xã hội; tăng cường các biện pháp đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm và đẩy lùi tai nạn giao thông; tiếp tục củng cố vững chắc quốc phòng, an ninh; tăng cường công tác đối ngoại; đẩy mạnh và chủ động công tác thông tin tuyên truyền…

Cũng tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhất trí với phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày liên tục. Thủ tướng lưu ý bố trí các ca trực luân phiên để đảm bảo công việc thường xuyên, đồng thời thực hiện nghiêm ngày làm việc bù trước khi nghỉ Tết…

Chính phủ cũng đã thảo luận Nghị quyết tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới với 5 nhóm giải pháp lớn và một số vấn đề quan trọng khác./.

Theo VOV

顶: 6644踩: 27