Trong căn phòng nóng hầm hập,ũngbởinghèoquáchứchúngtôiđâunỡnhìnconđauđớlich bong đa anh cô bé Tuyết Mai (14 tuổi) than thở với mẹ vì quá mệt mỏi, bứt rứt. Căn bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối khiến con không ngon miệng, lâu rồi cũng chẳng được ngủ yên. Nhìn con gái vật vã, lăn qua lăn lại, chị Huỳnh Thị Hiệp (SN 1981, ở Bến Tre) càng đau lòng và tự trách. Nếu không phải vì vợ chồng chị quá nghèo, để bệnh con trở nặng mới đưa đi bệnh viện thì có lẽ con đã dễ chịu hơn bây giờ. Tuyết Mai phát hiện bệnh lần đầu vào cuối năm 2019. Bác sĩ dưới quê nói con bị suy thận mạn giai đoạn 4 (nặng nhất là giai đoạn 5 – PV), khuyên gia đình đưa con lên Bệnh viện Nhi đồng 2 để điều trị. Thế nhưng, trong nhà khi ấy chẳng có nổi một đồng. Tết lại sắp đến, chị Hiệp đành xin cho con ở địa phương theo dõi, đến đầu năm 2020 mới đưa con lên thành phố. “Năm đầu tiên chúng tôi cũng cố gắng đưa con đi tái khám và mua thuốc định kỳ theo chỉ định của bác sĩ. Nhưng kể từ dịch bệnh năm 2021, việc điều trị gián đoạn, có khi thì cho con uống thuốc lá, có khi lại đi mua thuốc theo đơn cũ của bác sĩ, cũng có đợt quá kẹt tiền mà chẳng cho con uống gì”, chị Hiệp nghẹn giọng. Tháng 11 năm ngoái, Tuyết Mai bất ngờ lên cơn co giật, vợ chồng chị mới tá hỏa đưa con đi cấp cứu. Nghe bác sĩ trách vì không theo đúng lịch trình, chị cúi đầu, cố không bật ra tiếng nức nở. “Cũng bởi nghèo quá chứ chúng tôi đâu nỡ nhìn con đau đớn”. Nghe mẹ tâm sự, gương mặt cô bé 14 tuổi cũng buồn so. Con biết điều kiện kinh tế gia đình mình không tốt nên chưa từng trách cha mẹ, cũng chỉ khi quá mỏi mệt con mới dám thở than. Ở Bến Tre, gia đình họ chỉ có căn nhà dựng bằng lá đã mục, hễ đêm nào mưa lớn là cả gia đình thức trắng vì ướt dột. Không có ruộng đất canh tác, họ chỉ có duy nhất một con bò cái làm kế sinh nhai. Trước khi Tuyết Mai đổ bệnh, chị Hiệp vừa lo đưa đón con đi học, lúc rảnh lại đi cắt cỏ cho bò. Chỉ có anh Tủm, chồng chị đi làm mướn cho người ta để kiếm tiền. Thế nhưng, công việc nhà nông thu nhập chẳng được bao nhiêu. Túp lều mục trống trước hở sau của gia đình chị Hiệp. "Từ khi con bệnh, chúng tôi thường sống cảnh ăn trước trả sau. Mấy tháng nay bé phải nằm viện lại càng túng quẫn. Chồng tôi vừa lo cho bé út đi học, vừa chăm con bò, chỉ có thể tranh thủ làm thuê hai ngày cuối tuần”, chị nhỏ giọng. Ngày nào, chị Hiệp cũng gọi điện về giục chồng đi kiếm việc làm, bởi sắp tới Tuyết Mai sẽ phải chuyển sang chạy thận ngoại trú, tốn thêm tiền thuê trọ, ăn uống, đi lại. Thế nhưng ở quê chủ yếu làm nông, công việc không có nhiều, anh Tủm muốn tranh thủ chạy xe ôm cũng chẳng ai cần, không biết làm cách nào kiếm được tiền. Cha mẹ hai bên đều đã nhiều tuổi, lại khó khăn, không phụ đỡ được gì. Nằm viện 5 tháng, chị Hiệp chỉ mượn được của người thân 3 triệu đồng, còn lại vay lãi 10 triệu đồng. Ngày nào, chị cũng ăn cơm từ thiện để tiết kiệm. Thế nhưng, nghĩ đến chặng đường phía trước, người mẹ lặng người vô vọng.
|