Hôm qua (8-12),ựchiệnđồngbộnhiềugiảipháppháttriểnkinhtếkèo nhà cái truc tiep bong da tại kỳ họp thứ 13, HĐND tỉnh khóa X, ông Võ Văn Minh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã giải trình các ý kiến đóng góp của các tổ đại biểu HĐND tỉnh và nêu ra những giải pháp trọng tâm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) của tỉnh trong năm 2024.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt 117,8% kế hoạch Chính phủ giao
Giải trình làm rõ về một số nội dung cử tri và đại biểu HĐND tỉnh quan tâm về đầu tư công, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết tổng vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh là khá lớn, 21.793 tỷ đồng (gấp 2,4 lần so với năm 2022); tỷ lệ vốn bố trí cho các công trình trọng điểm chiếm gần 70%, khoảng 15.255 tỷ đồng. Đến ngày 5-12- 2023, tổng giá trị giải ngân là 14.354 tỷ đồng, đạt 65,8% kế hoạch của tỉnh và đạt 117,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Dự kiến, tỉnh sẽ giải ngân đạt trên 95% kế hoạch năm. Đây là giá trị giải ngân cao nhất từ trước đến nay (cùng kỳ là 4.235 tỷ đồng, đạt 46,8%) và là lần đầu tiên tỉnh đã hoàn thành số vốn được Trung ương giao chỉ trong 10 tháng năm 2023. “Kết quả này là sự nỗ lực rất lớn trong chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp và quyết tâm cao của các chủ đầu tư cũng như các nhà thầu thi công”, Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh giải trình các ý kiến tại kỳ họp. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Trong thời gian còn lại của năm 2023, UBND tỉnh đề nghị các địa phương, chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thi công và khẩn trương giải ngân vốn, nhất là công tác đền bù, giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm đường Vành đai 3, Vành đai 4, Quốc lộ 13, ĐT746... và thi công các dự án có khả năng hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm; khẩn trương di dời lưới điện, nước, viễn thông phục vụ thi công công trình; tiếp tục điều chuyển kế hoạch vốn từ các công trình, dự án có tỷ lệ giải ngân thấp sang các dự án có nhu cầu và khả năng hấp thụ vốn để tăng tỷ lệ giải ngân.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết tiếp thu ý kiến của các tổ đại biểu, trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra; trong đó tập trung phân bổ vốn cho các công trình trọng điểm hợp lý và mang lại hiệu quả tích cực nhất; đồng thời phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là trách nhiệm theo dõi chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đầu tư công…
“Khó khăn của doanh nghiệp là khó khăn của tỉnh…”
Giải trình các nội dung về hỗ trợ doanh nghiệp (DN), thu hút đầu tư, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết trong năm 2023, nhiều DN phải thu hẹp quy mô, thậm chí ngừng hoạt động. Với tinh thần đồng hành cùng DN, UBND tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo giải quyết khó khăn cho DN và tổ chức 14 phiên họp để giải quyết vướng mắc cho từng DN, dự án cụ thể. UBND tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại với các hiệp hội ngành hàng, DN; chỉ đạo UBND cấp huyện định kỳ (2 tuần/lần) họp tháo gỡ các khó khăn cho người dân, hộ kinh doanh trên địa bàn.
UBND tỉnh tập trung hỗ trợ DN với tinh thần sẻ chia, cầu thị. Qua các phiên họp, Ban Chỉ đạo đã giải quyết được một số nội dung: Xác định nền tảng pháp lý căn bản, nguyên tắc xửlý chung để giải quyết các vướng mắc tương tự nhau để các sở, ngành, địa phương chủ động thực hiện, qua đó đã điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi nhiều quy định không còn phù hợp; xác định chính xác nút thắt, điểm nghẽn cần tháo gỡ để tập trung giải quyết hoặc kiến nghị Trung ương giải quyết. Song song đó, UBND tỉnh giải quyết kiến nghị cụ thể cho từng DN, dự án thuộc thẩm quyền địa phương; tiếp tục ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn, UBND cấp huyện thực hiện một số nhiệm vụ…
UBND tỉnh đang xây dựng một số nhóm chính sách hỗ trợ di dời DN từ các địa phương phía Nam lên các khu, cụm công nghiệp phía Bắc; thu hút các nhà đầu tư công nghệ cao, công nghệ chíp bán dẫn, vi mạch điện tử và thí điểm mô hình mạng 5G Private phục vụ cho việc ứng dụng trong nhà máy thông minh, phát triển công nghiệp 4.0, thành phố thông minh và khu công nghiệp công nghệ thông tin tập trung. Các nhóm chính sách, kế hoạch, mô hình thí điểm này khi đi vào thực hiện sẽ là điểm nhấn, chuẩn bị sẵn sàng điều kiện đón nhận đầu tư thế hệ mới, có sức lan tỏa đến việc thúc đẩy phát triển kinh tế số, thu hút đầu tư có chọn lọc.
Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp
Làm rõ thêm về một số nhiệm vụ trọng tâm, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết trước mắt từ nay đến cuối năm 2023, tỉnh tiếp tục rà soát, thực hiện hoàn thành cao nhất các nhiệm vụ của năm; kịp thời nắm tình hình và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của DN; hoàn thành các nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước và đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. Tỉnh tập trung huy động các nguồn lực chăm lo tốt chế độ cho các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nhất là đối với công nhân gặp khó khăn, công nhân ở lại Bình Dương đón tết.
Tỉnh ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; thực hiện hiệu quả, thực chất các nhiệm vụ, giải pháp cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực và trong nội ngành gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ; nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, tính tự chủ, khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế. Song song đó, tỉnh tập trung đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, nhất là các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm; khu công nghiệp, triển khai thành lập khu công nghệ thông tin tập trung; khẩn trương trình thẩm định và phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cùng với đó là phối hợp với các địa phương triển khai các nhiệm vụ của Hội đồng điều phối vùng Đông Nam bộ về các tuyến giao thông đường sắt (đô thị, vùng), các tuyến đường cao tốc, quy hoạch các đô thị ven sông, hình thành quỹ phát triển giao thông vùng và các nội dung phát triển vùng về nhân lực, y tế…
UBND tỉnh cũng sẽ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác điều hành thu, chi và phân bổ ngân sách theo quy định, bảo đảm thu ngân sách đạt kế hoạch đề ra; tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả đề án tạo nguồn thu từ đất để chi đầu tư phát triển; thực hiện di dời các cơ quan, đơn vị sự nghiệp cấp tỉnh vào khu vực Trung tâm Hành chính tỉnh từ đầu năm 2024.
Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, quyết tâm điều hành, tổ chức thực hiện giải ngân hết 22.000 tỷ đồng vốn đầu tư công năm 2024; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, bảo đảm gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân…
Đẩy mạnh chuyển đổi số Chia sẻ về các giải pháp chuyển đổi số, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Minh cho biết từ tháng 11-2022, tỉnh đã triển khai hợp nhất cổng dịch vụ công (DVC) trực tuyến với hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh thành “Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tỉnh Bình Dương”. Trong quá trình triển khai, hệ thống luôn được cập nhật, nâng cấp đầy đủ các tính năng, tiện ích hỗ trợ người dân, DN thực hiện TTHC và hỗ trợ hiệu quả cho công chức, viên chức giải quyết TTHC. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành triển khai 25/25 DVC thiết yếu và cung cấp 1.880 DVC trực tuyến cấp tỉnh, huyện, xã; trong đó, có 756 DVC trực tuyến mức độ toàn trình; đã có 100% TTHC đủ điều kiện để triển khai quy trình số hóa hồ sơ; 121 cơ quan thực hiện số hóa… Trong thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện nâng cấp hệ thống để hạn chế đến mức thấp nhất các tình trạng chậm, lỗi; đồng thời chỉ đạo chỉnh sửa, hoàn thiện giao diện, tạo thuận tiện cho người sử dụng, nâng cao chất lượng phục vụ người dân, DN… |
HỒ VĂN