发布时间:2025-01-10 05:31:59 来源:Betway 作者:World Cup
Không thiếu sữa mẹ
Cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần là một ngôi nhà 3 tầng rộng rãi khang trang được xây dựng trên mảnh đất có diện tích 2500m2 (P. Long Trường,ườiđànôngSàiGòntặngcơngơitỷchotrẻbịbỏrơtỷ lệ kèo 888.com Q.9, TP.HCM).
Cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa |
Tầng 1 của ngôi nhà được bố trí cho trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi. Ở đây có 23 bé. Ngoài các bé lớn chạy nhảy tung tăng, nơi đây có 3 bé còn đỏ hỏn.
Ông Bùi Công Hiệp, giám đốc cơ sở bảo trợ cho biết, những bé sơ sinh khi vào đây đều có cân nặng dưới 2,5kg, đặc biệt có bé dưới 2kg. Chỉ có 3 trường hợp được trên 3kg.
'Trong thời gian mang thai, mẹ các bé gặp nhiều chuyện không hay hoặc phải sống trong điều kiện thiếu thốn, các bé chào đời không đủ tháng nên thường bị các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa.
Cứ gặp người lạ là các em đưa tay xin được bế. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Việc nuôi các bé trong điều kiện như thế không dễ. Có bé phải đi bệnh viện và cơ sở phải cắt 2 bảo mẫu để chăm lo. Hằng ngày các bé sơ sinh đều được cho bú bằng sữa mẹ từ thiện', ông Hiệp nói.
Theo lời ông, nhiều bà mẹ sinh con dư sữa nên vắt cất đi. Có vài người đi quyên số sữa đó, dồn lại đem tặng cho cơ sở để các bé được bú đủ dinh dưỡng, nhờ vậy mà sức khỏe các bé tiến triển rõ rệt.
Rời các bé sơ sinh, chúng tôi lên tầng 2. Một không gian tĩnh lặng đến lạ kỳ. Hóa ra các bé đang ngủ say.
24 bé, mỗi bé một khung giường riêng biệt. Bé nằm ngửa, có bé nằm nghiêng. Ở góc phòng, chị bảo mẫu ngồi theo dõi giấc ngủ từng bé.
Chúng tôi xuống phòng ăn. Một chiếc bàn dài kê giữa phòng. Gần 40 đứa trẻ từ 4 - 7 tuổi đang ăn. Mỗi đứa một tô cơm với đầy đủ thức ăn. Chúng ăn một cách ngon lành. Đứa nào cũng vét sạch tô trước khi rời khỏi bàn.
Chị Hạnh cho chúng tôi biết đầu bếp của cơ sở không ai khác mà chính là ông Hiệp. Chị nói, trước đây cũng có người nấu nhưng sau một thời gian thấy không như ý nên ông Hiệp tự mình làm. Hàng ngày, cứ 4 giờ sáng, ông đỏ lửa, nấu 3 bữa cho cả cơ sở.
Nhìn ông Hiệp trong bộ quần áo đơn giản, đi chân đất, đầu hớt nhẵn và lúc nào cũng xăm xắn lo cho lũ trẻ, chúng tôi thấy vô cùng khâm phục.
Các em tự xúc ăn, tắm rửa, chăm sóc và chơi đùa với nhau. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Ngoài nấu ăn, đưa các bé đi học rồi đón về, ông còn làm cả công việc của các bảo mẫu, chăm cho các bé từng chút một. Tâm nguyện xây dựng một gia đình với những điều tốt đẹp theo đúng ý nguyện của ông đã dần hình thành.
'Tôi chỉ mong lớn lên chúng tự sống được và trở thành người hữu ích cho xã hội là tôi mãn nguyện lắm rồi. Tôi không đòi hỏi chúng phải báo đáp. Chúng cứ sống tốt và cố gắng tránh vết xe đổ của cha mẹ chúng là một cách báo đáp đầy ân tình nhất', ông bày tỏ với chúng tôi.
Tặng cả cơ ngơi cho trẻ bị bỏ rơi
Để có loạt bài viết này, chúng tôi đã có ít nhất 3 lần ghé qua cơ sở. Lần nào cũng thế, chúng tôi đều gặp cảnh sinh hoạt nhộn nhịp. Dĩ nhiên trong tập thể các bé không khỏi va chạm. Tuy nhiên điều chúng tôi ghi nhận là dù la, dù hét, dù cãi nhau nhưng không hề có tiếng nói bậy được phát ra.
Ông Hiệp cho biết, ông rất quan tâm đến vấn đề này. Ông cố gắng để các bé có cách đối xử với nhau thật tốt thật đẹp để khi lớn lên, có cuộc sống mới, chúng sẽ là bạn bè, anh em thương yêu nhau.
Trò chuyện với ông Hiệp chúng tôi được biết bước khởi nghiệp của ông cũng khá gian nan. Ông đi thanh niên xung phong năm 18 tuổi, năm 19 tuổi, ông nhập ngũ.
Ông Hiệp mặc áo cho con gái khi bé đi học võ. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Phục vụ trong quân đội vài năm, ông xuất ngũ trở về cuộc sống dân sự với 2 bàn tay trắng. Có lúc ông phải đạp xích lô để mưu sinh. Mãi đến năm 1985 ông được nhận vào Công ty Xuất nhập khẩu Bình Thạnh với chân bảo vệ. Từ đó ông vươn lên làm cửa hàng phó rồi phó giám đốc kinh doanh.
Năm 1991 ông chuyển qua ngành xây dựng. Cũng từ điểm xuất phát thấp nhất, ông làm phụ hồ lên thợ rồi mở tổ hợp xây dựng. Công việc làm ăn phát triển tốt đẹp cho đến năm 1998 ông chuyển tổ hợp xây dựng cho người em để mở xưởng cơ khí phát triển đến nay.
Ông lập gia đình năm 1987. Hai con ông nay đã lớn, đã có cơ ngơi và công việc ổn định. Nguồn lợi từ xưởng cơ khí ông dành cho cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần.
Để giúp ông điều hành công việc, ngoài vợ ông còn có hơn 10 bảo mẫu được ông trả lương theo thỏa thuận.
Sau bữa trưa, các bé sẽ ngoan ngoãn đi ngủ để 2 giờ chiều dậy học và vui chơi. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa. |
Tâm sự với chúng tôi, ông Hiệp cho biết, những đứa trẻ bị bỏ rơi là những mảnh đời bị thiệt thòi nhất. Ông muốn chúng là con của ông để ông tạo thành một thế hệ mới trong gia đình.
Chính vì điều này, toàn bộ thửa đất và ngôi nhà 3 tầng có trị giá trên 100 tỷ đã được ông chuyển sở hữu cho tất cả các bé. Toàn bộ những việc làm của ông nhằm lo cho các bé đều nhận được sự đồng thuận cao của vợ con.
Cho chúng tôi xem hợp đồng tặng quyền sở hữu đã ra công chứng, ông nói, 'Mình phải nghĩ đến lúc chúng lớn, ra đời lỡ sa cơ thất thế chúng còn nơi để mà về'.
Ông Nguyễn Ngọc Cương, Phó chủ tịch UBND quận 9 xác nhận, cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần của ông Bùi Công Hiệp được quận cấp giấy phép hoạt động từ năm 2010.
Đây là nơi nuôi dưỡng các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Quận rất quan tâm tạo điều kiện hỗ trợ cơ sở các điều kiện về pháp lý để các cháu được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo qui định.
(còn nữa)
'Những đứa trẻ đến với chúng tôi như một cái duyên. Dù không có chủ ý làm từ thiện vì cuộc sống lúc đó còn khó khăn, nhưng chúng tôi đã không nỡ để chúng rời đi...'.
相关文章
随便看看