3 giải pháp giúp doanh nghiệp chủ động phòng chống việc bị mạo danh để lừa đảo_diễn biến chính newcastle gặp tottenham
Cuối tháng 5,ảiphápgiúpdoanhnghiệpchủđộngphòngchốngviệcbịmạodanhđểlừađảdiễn biến chính newcastle gặp tottenham một số đối tượng mạo danh là nhân viên Công ty chuyển phát Giao Hàng Tiết Kiệm để gọi điện thông báo khách có đơn hàng và cần thanh toán qua số tài khoản được các đối tượng ngày gửi qua tin nhắn.
Sau khi khách chuyển khoản thành công, đối tượng sẽ báo lại thao tác nhầm thành đăng ký thẻ hội viên, do đó mỗi tháng khách hàng sẽ bị trừ 3.500.000 đồng, tương đương 42 triệu đồng/năm. Đối tượng cho biết, sẽ gửi qua tin nhắn tới khách một đường link, yêu cầu khách click vào để hủy gói cước trên. Lúc này, khách hàng không tỉnh táo, bấm vào link được đối tượng xấu cung cấp, họ sẽ mất hết tiền trong tài khoản.
Trong ‘Điểm tin tuần’ về lừa đảo trực tuyến tuần 26 năm nay, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) cũng đã khuyến nghị người dân cảnh giác trước tình trạng một số đối tượng lừa đảo đã mạo danh Công ty Giao Hàng Tiết Kiệm, đăng tải thông tin tuyển dụng sai lệch trên fanpage giả mạo, liên hệ ứng viên yêu cầu nộp phí để được tuyển dụng hoặc tham gia vào hội nhóm hỗ trợ tuyển dụng.
Tình trạng bị giả mạo, mạo danh để lừa đảo người dân như Giao Hàng Tiết Kiệm gặp phải kể trên cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam và trên thế giới. Trung tuần tháng 6, Bưu điện Ấn độ - Indian Post đã bị đối tượng xấu mạo danh để lừa đánh cắp thông tin cá nhân của người dân.
Với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post, hồi giữa tháng 6, doanh nghiệp này đã cảnh báo việc bị đối tượng lừa đảo giả mạo để thực hiện các cuộc gọi cho khách hàng với các nội dung "Tri ân khách hàng khi cài đặt app theo link hướng dẫn và giảm thêm 5k".
Chia sẻ tại tọa đàm "Sẵn sàng tâm thế đổi mới trong kỷ nguyên số" giữa Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng với lãnh đạo quản lý cấp trung của Bộ vào ngày 28/6, Phó Chánh văn phòng Vietnam Post Nghiêm Tuấn Anh cho biết, đơn vị thường xuyên phải đối mặt với tình trạng bị giả mạo, mạo danh để lừa đảo, gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp.
“Hiện nay các doanh nghiệp nói chung và Vietnam Post nói riêng đang phải đối mặt với nguy cơ, rủi ro trên mạng do tình trạng nở rộ việc tội phạm mạng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo – AI để giả mạo doanh nghiệp thực hiện hành vi trái pháp luật. Ví dụ như, đối tượng xấu giả mạo nhân viên Bưu điện để phát thông báo khách hàng có gói hàng đang chuyển đến và yêu cầu chuyển tiền để nhận. Hành vi lừa đảo này ảnh hưởng xấu đến ngành, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, đồng thời cũng ảnh hưởng đến lợi ích của người dân”,ông Nghiêm Tuấn Anh cho hay.
Theo thống kê, cơ sở dữ liệu chống lừa đảo trực tuyến quốc gia do Cục An toàn thông tin xây dựng và vận hành, hiện đã tập hợp, cảnh báo khoảng hơn 125.000 địa chỉ website giả mạo liên quan đến lừa đảo trực tuyến. Bên cạnh đó, hiện nay, hàng tuần, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC thuộc Cục An toàn thông tin đều cập nhật danh sách các website giả mạo với mục đích lừa đảo được phát tán trên không gian mạng Việt Nam để người dân biết, phòng tránh bị các đối tượng xấu lừa.
Cơ quan chức năng, các tổ chức tài chính - ngân hàng, các sàn thương mại điện tử, các công ty lớn, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ... là những đơn vị thường bị các đối tượng lừa đảo giả mạo website, fanpage. Theo phân tích của chuyên gia Cục An toàn thông tin, việc các đối tượng giả mạo website không chỉ gây thiệt hại cho người dân, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, thương hiệu của chính cơ quan, tổ chức bị giả mạo.
Bên cạnh thường xuyên cập nhật danh sách website giả mạo, liên quan đến lừa đảo để nhiều người dân biết, Cục An toàn thông tin còn triển khai hệ sinh thái "Tín nhiệm mạng", gán nhãn tín nhiệm mạng, còn gọi là "nhãn xanh", cho hơn 5.000 website chính thống của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; Góp phần tạo niềm tin cho người dân khi truy cập các website, đồng thời dần tạo cho họ thói quen cẩn trọng khi vào các trang không có nhãn xanh.
Trong thời gian qua, cơ quan chức năng cũng thường xuyên khuyến nghị các đơn vị, doanh nghiệp chủ động rà quét, phát hiện sớm các website lừa đảo giả mạo tổ chức của mình, để cảnh báo sớm đến người dùng. Qua đó, chủ động ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, đảm bảo an toàn thông tin cho người dùng và cũng là để bảo vệ chính thương hiệu của doanh nghiệp.
Tại buổi tọa đàm với các cán bộ quản lý cấp trung của Bộ TT&TT vào sáng ngày 28/6, người đứng đầu ngành TT&TT đã gợi mở cho Vietnam Post nói riêng cũng như cho các doanh nghiệp, tổ chức nói chung về cách để phòng chống với tình trạng bị giả mạo, mạo danh để lừa đảo.
Theo đó, với các vấn đề gặp phải trên không gian mạng, các doanh nghiệp, tổ chức cần coi đó là việc của mình để phân tích, bàn bạc nhằm tìm ra giải pháp để giải quyết. Đơn cử, để xử lý tình trạng bị mạo danh, giả mạo để lừa đảo, có 3 giải pháp các đơn vị cần quan tâm triển khai, đó là: Giám sát thông tin về đơn vị mình trên không gian mạng; Phát hiện sớm các vi phạm để đề nghị cơ quan chức năng hỗ trợ xử lý; Truyền thông rộng rãi tới toàn xã hội về các kênh thông tin chính thống, fanpage và website được đơn vị mình sử dụng cho việc tuyển dụng, giao dịch với các khách hàng.
Tạo hàng trăm nghìn địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức để lừa đảoTháng 3/2024, hệ thống kỹ thuật của Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) phát hiện 100 website giả mạo thương hiệu để lừa đảo. Lũy kế đến hết quý 1, cơ quan này ghi nhận 124.579 địa chỉ website giả mạo, liên quan đến lừa đảo trực tuyến.