Chàng trai Việt 22 tuổi tham gia Yale, Facebook và Uber_ban ket c1
作者:Ngoại Hạng Anh 来源:World Cup 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-25 23:33:13 评论数:
- Sinh năm 1995,àngtraiViệttuổithamgiaYaleFacebookvàban ket c1 Phạm Minh Trí sinh ra và lớn lên ở Cộng hòa Séc. Từ nhỏ, Trí đã nhen nhóm ước mơ được đi du học Mỹ, vì em biết rằng đất nước này sở hữu những trường đại học tốt nhất trên thế giới.
Phạm Minh Trí , sinh năm 1995 là cựu sinh viên của ĐH Yale (Mỹ). Ảnh: NVCC |
Năm học cấp 3, em được trải nghiệm một khóa học hè ở ĐH Pennsylvania có tên là Leadership in the Business World (Lãnh đạo trong thế giới kinh doanh). “Lần đầu tiên trong đời em được giao tiếp với các bạn thông minh, tham vọng và năng động như vậy”. Từ đó, em càng quyết tâm sẽ phải sang Mỹ học đại học.
Để mở rộng cơ hội cho mình, Trí nộp đơn cho 8 đại học của Mỹ và 5 đại học của Anh. Lúc nhận kết quả, em phải lựa chọn giữa ĐH Yale (Mỹ) và ĐH Oxford (Anh) – đều là những ngôi trường nằm nằm ở vị trí đầu bảng trong danh sách trường đại học tốt nhất thế giới.
Cuối cùng, chàng trai gốc Việt quyết định chọn Yale, bởi vì Yale là một trường “liberal arts”, trong đó sinh viên không cần phải chọn trước ngành học của mình. Vào năm thứ 2 hoặc thứ 3, sinh viên mới phải chọn chuyên ngành mình muốn theo đuổi và cảm thấy phù hợp. Điều này cho phép Trí được khám phá nhiều môn học, nhiều lĩnh vực mà mình cảm thấy tò mò.
Trong suốt quá trình theo học ở Yale, cậu được quỹ học bổng Bakala Foundation của Séc chi trả toàn bộ chi phí học tập. Bakala là một quỹ học bổng dành cho những học sinh, sinh viên xuất sắc của Séc cần hỗ trợ để học tập ở một ngôi trường nước ngoài. Đây là một học bổng rất cạnh tranh nên hầu hết những người được chọn trao học bổng Bakala đều là sinh viên của các trường thuộc khối Ivy League như Minh Trí.
Trí chụp cùng gia đình trong lễ tốt nghiệp ĐH Yale. Ảnh: NVCC |
Chia sẻ về kinh nghiệm để thuyết phục ban tuyển sinh của Yale, Trí cho rằng điểm số luôn là điều kiện cần, tuy nhiên điều kiện đủ là bạn phải thuyết phục trường rằng bạn khác biệt, độc nhất ở một điểm nào đó, có thể là tính cách, cách tư duy hay những dự án mà bạn tham gia… “Bạn phải trả lời cho Yale một câu hỏi là tại sao họ lại nên chọn bạn mà không phải là những sinh viên cũng xuất sắc khác. Bài luận cũng là cơ hội để bạn thể hiện sự khác biệt của mình” – Trí nói.
Chàng trai 22 tuổi không chia sẻ nhiều về những hoạt động em từng tham gia trong thời gian học đại học, tuy nhiên 2 hoạt động mà em kể tên có thể khiến bất cứ ai cũng thấy ấn tượng.
“Em từng sang Bắc Kinh để học tiếng Trung ở Harvard-Beijing Academy – một cơ sở cung cấp các khóa học tiếng Trung và tìm hiểu về văn hóa Trung Hoa của ĐH Harvard” – Trí chia sẻ.
Một trải nghiệm khác chắn chắn được đánh giá cao trong hồ sơ xin việc của Trí là kỳ thực tập ở Facebook. “Thông tin được truyền đạt trong công ty rất rõ ràng và minh bạch. Tất cả nhân viên của Facebook đều biết là công ty đang nỗ lực ở mảng kinh doanh nào, đang làm những dự án mới nào. Các lãnh đạo luôn muốn nhân viên bám sát vào sứ mệnh chung của công ty, vì thế các thông tin đều được công khai”.
Trí luôn cảm nhận được sự thân thiện và sẵn lòng giúp đỡ của tất cả mọi người trong công ty. Hoặc thậm chí nếu nhân viên muốn đi uống cà phê cùng các quản lý cũng tương đối đơn giản, chỉ cần một dòng tin nhắn qua Facebook là đủ.
Kỷ niệm vui nhất với Trí trong thời gian thực tập ở đây là, nhóm của cậu đã chiến thắng một “hackathon” (hoàn thành một dự án phần mềm trong một thời gian ngắn) và nhờ đó được mời đi thuyết trình dự án cho Mark Zuckerberg và nhóm điều hành của Facebook.
Ngoài những trải nghiệm có được từ Facebook, cậu cũng từng làm việc cho Axon.com, cộng thêm nhiều kinh nghiệm trong mảng phát triển và kinh doanh phần mềm, tham gia các dự án khởi nghiệp.
Chính vì thế, dù mới chân ướt chân ráo ra trường nhưng nhờ tích lũy được kinh nghiệm làm việc đáng kể từ thời sinh viên, hồ sơ của Trí đã thuyết phục được ban nhân sự của hãng vận tải Uber giao cho cậu vị trí quản lý sản phẩm (product manager).
Trí và các bạn. Ảnh: NVCC |
Yếu tố mà cậu cho là rất quan trọng để chinh phục được những thách thức trong cuộc sống của mình là tìm được một người đi trước, sẵn sàng chỉ dẫn, giúp đỡ mình trong mỗi bước đi. “Em rất may mắn khi đã gặp được các anh chị lớn hơn đi trước sẵn sàng giúp đỡ em trong việc tìm công ty, chuẩn bị phỏng vấn, tư vấn sự nghiệp…”
Đó cũng là lý do mà hiện tại Trí sẵn lòng tham gia các chương trình, dự án chia sẻ kinh nghiệm với các bạn trẻ khác đang đặt mục tiêu đi du học hay muốn làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài như một sự đáp trả lại những gì mà mình đã nhận được từ những người đi trước.
Ngoài việc tìm “mentor” (người chỉ dẫn) cho mình, Trí cho rằng một yếu tố nội tại cần thiết khác là sự tự tin và kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình. “Điện thoại iPhone, ngân hàng World Bank, khách sạn Hilton… đều được thành lập bởi những người không khác gì chúng ta cho lắm. Nếu họ làm được thì mình cũng có thể làm được” – cậu nói.
- Nguyễn Thảo