Ảnh minh họa: Internet |
Khi hàng triệu người trên khắp thế giới ẩn mình sau cánh cửa để bảo vệ bản thân và ngăn chặn virus lây lan,ìsaoZoomđượcnhiềungườiyêuthíchgiữamộtrừngứngdụnggọivideomiễnphíthờcúp ba lan họ chuyển sang dùng gọi video để trò chuyện với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp, bạn học và khách hàng. Dù có nhiều dịch vụ miễn phí, Zoom lại trở thành một ứng dụng nổi bật và được ưa chuộng.
Theo công ty phân tích ứng dụng App Annie, Zoom nằm trên tốp đầu bảng xếp hạng các ứng dụng miễn phí phổ biến nhất của Apple tại hàng chục quốc gia. Các nhà đầu tư cũng tỏ ra yêu thích Zoom khi giá cổ phiếu tăng 28% từ ngày 19/2, ngược lại với chỉ số S&P 500.
Gần đây, mọi người còn tổ chức đám cưới, lễ kỷ niệm, khóa học thiền trên Zoom. Giáo viên, nghệ sỹ, huấn luyện viên yoga và các trường đại học cũng dùng nó khi Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu.
Câu hỏi đặt ra: Tại sao lại là Zoom?
Zoom nổi tiếng với sự ổn định, tránh được các gián đoạn kéo dài khiến người dùng không muốn sử dụng liên tục, không có độ trễ lớn như một số dịch vụ khác.
Không giống với FaceTime của Apple chỉ có trên iOS, Zoom có mặt trên cả Android và máy tính. Nó còn được thiết kế để các bộ phận công nghệ thông tin ‘dễ thở’ hơn. Việc sử dụng cũng đơn giản: bạn có thể gọi video miễn phí miễn là thời gian dưới 40 phút và dưới 100 người tham gia.
Ngoài ra, còn có nhiều tính năng thú vị như đăng ảnh/video để tạo phông nền ảo. Nó phổ biến tới mức mới đây, Microsoft tuyên bố sẽ ra mắt công cụ tương tự cho phần mềm Teams.
Nhà sáng lập kiêm CEO Eric Yuan cũng được khen ngợi vì nỗ lực hỗ trợ trường học, tổ chức trong khủng hoảng. Hôm 13/3, Zoom bắt đầu gỡ bỏ hạn chế gọi 40 phút cho tài khoản miễn phí tại hàng chục ngàn trường học ở Mỹ và các nước khác.
Theo Giám đốc Tài chính Kelly Steckelberg của Zoom, tính khả dụng và độ tin cậy của Zoom khiến nó được đón nhận đặc biệt, kết hợp với sự hào phóng của CEO Eric và thiện chí dành cho các trường học của ông. Trước đây, Yuan và Steckelberg cùng làm việc tại Webex, công ty phát triển phần mềm gọi video được Cisco mua lại năm 2007. Mọi người cũng chuyển sang dùng Webex trong vài tuần qua nhưng Zoom vẫn là tâm điểm, ngay cả khi đối mặt với các đối thủ lớn như GoToMeeting, Skype, Google Hangouts, Microsoft Teams.
Lợi thế lớn của Zoom là họ chỉ làm sản phẩm gọi video và tập trung vào việc làm cho người dùng yêu thích. Christoph Janz, đồng sáng lập kiêm đối tác quản lý tại hãng đầu tư Point Nine Capital, nhận xét “mọi người ưa thích trải nghiệm và giới thiệu cho người khác”.
Point Nine Capital trước đây dùng Skype để họp nhưng những năm qua lại trọng dụng Zoom. Theo ông Janz, Zoom cung cấp chát lượng video cao hơn, ít ngắt quãng hơn, trải nghiệm tổng thể tốt hơn. Ông dành khoảng 5 tiếng/ngày hoặc hơn trên Zoom.
Ida Aalen, đồng sáng lập startup phát triển phần mềm gọi video để bác sỹ Nauy khám bệnh cho bệnh nhân, cũng dùng Zoom để liên lạc với Janz. Theo Aalen, Zoom khéo léo với phần kỹ thuật video để bảo đảm âm thanh, hình ảnh hoạt động tốt ngay cả khi người dùng có kết nối không ổn định.
Du Lam (theo CNBC)
Làm việc tại nhà làm tăng nguy cơ bảo mật đối với công ty
Khi làm việc tại nhà, đồng nghĩa với việc mọi người phải mang theo laptop và các dữ liệu từ công ty về. Đây là cơ hội cho các tin tặc theo dõi, tìm cách lợi dụng và xâm nhập vào dữ liệu của các công ty.