Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Tiếp tục chương trình làm việc của Phiên họp thứ Tư,ầnthiếtphảixâydựngLuậtHỗtrợdoanhnghiệpnhỏvàvừnha cai 88 sáng 6-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
Đề cập tới sự cần thiết xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Tờ trình của Chính phủ nêu rõ một số chính sách hỗ trợ đã được quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng chỉ mang tính khuyến khích chung, chưa cụ thể, không quy định nguồn kinh phí hỗ trợ thực hiện, ngoài ra còn chịu sự điều chỉnh của các luật trong các ngành, lĩnh vực khác. Vì vậy, hiệu lực thực thi của Nghị định 56 chưa cao, dẫn đến việc thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa hiệu quả.
Việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chậm; nội dung nhiều chương trình trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa mang tính chất phát triển ngành, còn dàn trải, chưa tập trung hoặc chưa gắn kết với nhau, làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tiếp cận hay nhận được sự hỗ trợ một cách thuận lợi.
Cơ chế điều phối hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương chưa hiệu quả. Cơ chế báo cáo, công khai minh bạch thông tin, giám sát và đánh giá các hoạt động hỗ trợ chưa được thực hiện nghiêm túc và đầy đủ; chưa có cơ chế thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đối với việc xây dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi nguồn ngân sách Trung ương hạn chế. Việc xây dựng và ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng nhằm cụ thể hóa chủ trương tại các Nghị quyết Đại hội Đảng.
Ban soạn thảo cho biết Luật được xây dựng để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phù hợp với nguyên tắc thị trường, không phân biệt đối xử, đảm bảo không vi phạm các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Luật cũng nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nguồn lực Nhà nước được thực hiện chủ yếu thông qua lựa chọn các tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật và thông qua thiết lập cơ chế, chính sách hỗ trợ các tổ chức trung gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; tăng cường năng lực và hiệu quả cho hệ thống cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; nâng cao hiệu quả điều phối, xây dựng, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đồng thời tạo khung pháp lý để huy động khu vực kinh tế tư nhân và các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia cùng Chính phủ thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm sáu chương với 47 điều.
Làm rõ sự cần thiết ban hành Luật
Sự cần thiết ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa là nội dung được thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm, cho ý kiến tại phiên thảo luận sáng 6/10.
Theo Chính phủ, việc ban hành Luật nhằm góp phần hoàn thiện, thống nhất khung pháp lý và thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc ban hành Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013, bảo đảm các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật, thúc đẩy năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Băn khoăn lớn nhất của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là mối quan hệ giữa dự thảo Luật này với các đạo luật khác, cụ thể nhất là Luật Doanh nghiệp 2015. Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ mối quan hệ của các chính sách hỗ trợ trong dự thảo luật này trong mối quan hệ với các luật khác như thế nào; tính tương thích giữa các quy định của dự thảo Luật so với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, các tác động của dự thảo Luật đối với kinh tế-tài chính của đất nước.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá trong Báo cáo tổng hợp đánh giá việc thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa đánh giá toàn diện. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ khi ban hành Luật cần phải thống kê các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, chỉ ra những vướng mắc, những chính sách còn thiếu để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đề nghị Ban soạn thảo phải làm rõ ba câu hỏi. Đó là làm rõ sự cần thiết ban hành Luật, các quy định trong dự thảo Luật có chồng chéo với các luật khác hay không, có làm mất đi tính đồng bộ của hệ thống pháp luật hay không?
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu quan điểm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội là cơ quan thẩm tra vừa mới nhận được hồ sơ trình dự án Luật do Chính phủ gửi đến, như vậy là hồ sơ dự án Luật gửi đến chậm, gây khó khăn cho các cơ quan chức năng.
Chủ trì phiên thảo luận sáng 6/10, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển trích dẫn quan điểm của một số bộ, ngành liên quan. Bộ Tư pháp là cơ quan thẩm định nêu hầu hết các vướng mắc, bất cập trong hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nằm ở khâu triển khai thực hiện, không phải do thiếu cơ chế chính sách. Chính phủ có thể ban hành Nghị định mà không cần ban hành Luật. Bộ Tài chính bác bỏ các điều khoản liên quan đến hỗ trợ về thuế và đề nghị rà soát lại để dự thảo Luật này không có các điều khoản ưu đãi về thuế. Ngân hàng Nhà nước đề nghị bỏ các quy định hỗ trợ thông qua việc sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ...
Giải trình, làm rõ các câu hỏi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận Ban soạn thảo đã chậm trễ trong việc trình dự thảo luật này nhưng do những yếu tố khách quan từ cách tổ chức thực hiện làm luật chưa tốt.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thành lập Ban soạn thảo, mời các bộ, ngành liên quan tham gia nhưng các bộ, ngành đều cử không đúng người tham dự. Tham dự các cuộc họp góp ý thì hầu hết người đại diện các bộ chỉ mang tính soi xem có liên quan, ảnh hưởng gì tới bộ mình hay không chứ không mang tư tưởng, quan điểm đây là vấn đề lớn của đất nước, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước phải xây dựng một chính sách để đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển, đây là nhu cầu cuộc sống, là động lực cho phát triển.
Cách làm luật của các bộ, ngành không đến nơi đến chốn, thiếu trách nhiệm nên dù Ban soạn thảo đã rất công phu soạn thảo bản dự thảo nhưng không có ý kiến đóng góp, đã đẩy lên Thủ tướng, Chính phủ, Phó Thủ tướng đã phải họp rất nhiều cuộc để ra được bản dự thảo cuối cùng trình lên Thường vụ Quốc hội hôm nay, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng nói rõ: "Bản dự thảo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 6/10 là văn bản cuối cùng, ý kiến cuối cùng của Chính phủ, đã được thống nhất giữa các bộ, ngành."
Trước câu hỏi vì sao nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng không thực hiện được, Bộ trưởng cho rằng do các cơ quan, bộ, ngành, địa phương thiếu nhận thức trong triển khai các chính sách này, nên chính sách đã không đi vào cuộc sống. Các bộ, ngành chưa coi đó là trách nhiệm, nhiệm vụ đóng góp để khu vực doanh nghiệp này phát triển.
Về phạm vi điều chỉnh dự thảo luật, Bộ trưởng cho biết, Ban soạn thảo đã cố gắng giữ nguyên, kế thừa những điểm tích cực của Nghị định 56, đó là tám nội dung chính được giữ nguyên trong dự thảo luật. Tuy nhiên, Nghị định 56 sau thời gian thực hiện đã có những bất cập, chính sách đưa ra chung chung chứ không có chính sách riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và tính pháp lý của nghị định này không cao, nên cần ban hành luật cho khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xử lý xung đột pháp luật
Thẩm tra dự án Luật, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ bổ sung việc xử lý xung đột pháp luật giữa dự thảo Luật và các luật chuyên ngành.
Dự thảo Luật đang có một số quy định xung đột với các luật khác như hỗ trợ tiếp cận tín dụng (Điều 11 và Điều 12) liên quan đến Luật các tổ chức tín dụng; về tài sản bảo đảm (điểm c khoản 2 Điều 12) liên quan đến Bộ luật Dân sự; miễn trách nhiệm hình sự (Khoản 3 Điều 13, khoản 3 Điều 29) liên quan đến Bộ luật Hình sự; bố trí ngân sách hỗ trợ liên quan đến Luật ngân sách Nhà nước; giảm mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Ngoài ra, cần rà soát kỹ các nội dung khác như miễn, giảm tiền thuê đất (Điều 14) liên quan đến Luật đất đai; hỗ trợ tham gia mua sắm công (Điều 17) liên quan đến Luật đấu thầu; xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường theo Luật thương mại; đầu tư kinh doanh khu làm việc chung, cơ sở ươm tạo liên quan đến Luật đầu tư... Cần nghiên cứu luật hóa quy định của Nghị quyết 19-2016/NQ-CP về nhiệm vụ giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh hai năm 2016-2017,định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020.
Trên cơ sở phân tích những nội dung còn mâu thuẫn giữa dự thảo Luật và một số luật chuyên ngành khác, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đề nghị dự thảo luật cần đảm bảo tính thống nhất với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật đất đai, Luật tổ chức tín dụng, Luật khoa học công nghệ, Luật đấu thầu, Luật cạnh tranh...
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga tỏ ý băn khoăn về tính thống nhất quy định của pháp luật giữa dự thảo Luật với các đạo luật khác, cụ thể là đối với Bộ luật Hình sự.
Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ đặt câu hỏi các quy định của dự thảo luật đã phù hợp, tương thích với các cam kết, công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hay chưa?
Phát biểu kết luận nội dung thảo luận sáng 6/10, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển khẳng định Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ quan điểm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển, qua đó tạo đà cho sự phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên trong các quy định của pháp luật đã có rất nhiều nội dung liên quan tới hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng chúng ta triển khai chậm, không quy định chi tiết dẫn đến thực hiện khó khăn.
Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất cần hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thông qua sự điều chỉnh của Luật, đồng thời đề nghị ban soạn thảo hoàn thiện hồ sơ dự án Luật đúng văn bản quy phạm pháp luật; rà soát lại về phạm vi điều chỉnh, như dự thảo là quá rộng; đồng thời đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật; đảm bảo tính khả thi của dự thảo Luật, tính đến các quy định cụ thể và đảm bảo nguyên tắc thị trường. Ban soạn thảo phải hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật...
Theo chương trình, chiều 6/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV và dự án Luật quy hoạch./.
Theo Vietnam+
相关文章:
相关推荐:
0.6812s , 6640.3671875 kb
Copyright © 2025 Powered by Cần thiết phải xây dựng Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa_nha cai 88,Betway