Đồng thời,ìnhĐịnhxácđịnhlànămtạolậpkhaithácdữliệuđểtạoragiátrịmớkèo bóng đá trực tuyến bảo vệ dữ liệu cá nhân; khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, hướng tới hình thành công dân số, xã hội số.
Nhân lực số được phủ rộng các sở ngành
UBND tỉnh cho hay, với sự nỗ lực, quyết tâm của Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh cùng các sở, ban, ngành và địa phương; các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đã quyết liệt, tích cực thực hiện chuyển đổi số thời gian qua đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển bền vững KTXH.
Cụ thể là, nhận thức, kỹ năng ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức, viên chức được nâng lên, hiểu rõ vai trò quan trọng của công tác chuyển đổi số trong giai đoạn hiện nay. Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo có kết quả, tạo môi trường pháp lý cho chuyển đổi số. Trong những tháng đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành 1 quyết định, 2 kế hoạch và 1 chỉ thị về chuyển đổi số. Hầu hết các UBND các huyện, thị xã, thành phố và sở, ban, ngành đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023.
Cùng với đó, hạ tầng số, các nền tảng số tiếp tục được phát triển tỉnh đến xã: Tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 3G, 4G đã đạt 100% tại trung tâm các xã, thị trấn trên toàn tỉnh. Hạ tầng mạng băng rộng cáp quang phủ trên 73% hộ gia đình, 100% xã.
Mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) cấp II được triển khai, kết nối đến 48 cơ quan, đơn vị là các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và kết nối đến 159/159 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.
Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) đã kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP).
Dịch vụ công trực tuyến được triển khai ngày càng hiệu quả. Đến nay, Cổng Dịch vụ công tỉnh đã cung cấp 2070/2070 dịch vụ, trong đó số lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình là 900 dịch vụ; kết quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính thể hiện dưới dạng văn bản hành chính được ký số 100% theo đúng quy định.
Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh đã hoàn thành việc tích hợp, kết nối với 10 cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên ngành. Các hệ thống phần mềm dùng chung được triển khai, ứng dụng hiệu quả trong công tác phục vụ chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh.
Bên cạnh đó, Bình Định đã hoàn thành kết nối Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các dịch vụ công trực tuyến được cung cấp và tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo quy định. Nhân lực số với 100% các sở, ngành và UBND cấp huyện đều có cán bộ quản trị mạng. Có 159/159 xã, phường, thị trấn đã thực hiện thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng tại 1.176 thôn/xóm với 4.353 người tham gia...
5 nhiệm vụ quan trọng
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác triển khai chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế: Các phần mềm, cơ sở dữ liệu của ngành của tỉnh đã xây dựng còn rời rạc, phân tán, thiếu chia sẻ,thiếu dữ liệu để phục vụ chỉ đạo, điều hành, ra quyết định; Một số cơ sở dữ liệu quốc quốc gia chưa được kết nối, chia sẻ, khai thác hiệu quả; Một số đơn vị còn chậm trễ trong lập kế hoạch và tổ chức triển khai chuyển đổi số năm 2023; Hạ tầng CNTT cấp xã chưa hoàn thiện, tỷ lệ máy tính/cán bộ cấp xã còn thấp, nhiều đơn vị chưa đầu tư hệ thống mạng nội bộ để phục vụ công tác...
UBND tỉnh xác định năm 2023 là “Năm quốc gia về dữ liệu số” - là năm tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới với nhiệm vụ trọng tâm là số hóa, xây dựng, kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cấp, các ngành; bảo vệ dữ liệu cá nhân; khai thác, sử dụng dữ liệu để phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, hướng tới hình thành công dân số, xã hội số.
Để chuyển đổi số thực sự là động lực cho sự phát triển KT-XH, tỉnh Bình Định tập trung triển khai một số nhiệm vụ quan trọng sau: Một là, tiếp tục xác định chuyển đổi số là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò của người đứng đầu là đặc biệt quan trọng, người đứng đầu phải vào cuộc mạnh mẽ hơn.
Hai là,tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong triển khai chuyển đổi số; các sở, ngành, địa phương phải khẩn trương ban hành Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và tổ chức triển khai thực hiện, nhấn mạnh vào chủ đề “Năm quốc gia về dữ liệu số”. Việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số phải rõ việc, rõ trách nhiệm, lộ trình, phù hợp với nhiệm cụ của từng ngành, địa phương gắn với bố trí nguồn lực phù hợp.
Ba là,các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 của tỉnh, bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Trong đó, tập trung triển khai hoàn thành 30 hệ thống/nền tảng/phần mềm dùng chung đã đề ra trong Kế hoạch; các cơ quan, đơn vị, địa phương đặc biệt lưu ý nhiệm vụ xây dựng và cập nhật các cơ sở dữ liệu ngành, địa phương.
Bốn là,rà soát, đánh giá an toàn thông tin, an ninh mạng và triển khai các giải pháp bảo đảm an ninh, an toàn các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tránh lột lọt thông tin. Các cơ quan, đơn vị quan tâm về nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng, đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác đảm bảo an toàn thông tin.
Năm là,tăng cường tuyên truyền, vận động để người dân, doanh nghiệp hiểu và hưởng ứng việc sử dụng các giải pháp công nghệ, đặc biệt là các ứng dụng/nền tảng số mang lại cho phát triển kinh tế số và xã hội số.
N.Hiền - Diễm Phúc
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)