Bà Trần Thị Kim Thúy (62 tuổi) đang điều trị tại Đơn vị phẫu thuật Lồng ngực – mạch máu,ườiphụnữđơnthânchỉướccótiềnchữabệnhtiếptụcđibánvésốtruc tiep bong da homnay Bệnh viện Lê Văn Thịnh. Bà có dáng người gầy guộc, khắc khổ. Đối lập với cảnh bệnh nhân giường bên cạnh có đông đảo người thân tới thăm, chăm sóc, bà chỉ một mình. Trên giường bệnh, bà Thúy không kìm được nước mắt khi kể về cảnh cùng cực của bản thân. Chia tay chồng từ rất lâu về trước, bà dắt theo 2 con nhỏ ra thuê trọ, bán vé số để mưu sinh. Cuộc sống chật vật, các con của bà lần lượt phải nghỉ học khi mới lớp 6, lớp 7. Đến nay, người con trai lớn sinh năm 1994 đã lập gia đình, có 2 con nhỏ. Họ thuê trọ ở riêng. Còn con trai út là Võ Thắng Hiếu (SN 1997) vẫn sống cùng bà. Trước khi nhập viện ngày 9/9, bà Thúy đã bị ho dai dẳng, sức khỏe yếu dần đến kiệt quệ, thậm chí không thể đi bán vé số dạo được nữa. Hai mẹ con không dư dả được đồng nào nên bà tự vật lộn trong phòng trọ. Hàng xóm sau khi biết chuyện thì thương xót, gom góp cho bà hơn 1 triệu đồng để đi khám bệnh. Thời điểm nghe bác sĩ nói cần nhập viện gấp, nghi bị sốc nhiễm trùng do viêm phổi, bà Thúy lắc đầu xin về. Tuy nhiên, với tình trạng sức khỏe của bà, nếu không điều trị thì có thể nguy hiểm tính mạng. Các bác sĩ phải động viên để bà tiếp nhận điều trị. Bác sĩ Bùi Thiện Trí chia sẻ, khi chụp CT, phát hiện bà bị hóa mủ áp xe nên các bác sĩ đã hội chẩn và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ phần áp xe. Do thể trạng suy dinh dưỡng và có nhiều bệnh nền như đái tháo đường, rối loạn điện giải… quá trình điều trị bệnh cho bà cần sự phối hợp của nhiều khoa trong bệnh viện. Đến nay, bà đang theo dõi tại Đơn vị phẫu thuật Lồng ngực – mạch máu. Hơn 3 tuần điều trị, sức khỏe của bà Thúy đã ổn định hơn. Tuy nhiên, do không có bảo hiểm y tế nên mọi chi phí gia đình phải tự chi trả. Đến nay, bà vẫn còn nợ gần 40 triệu đồng viện phí. Thời điểm còn khỏe, bà Thúy bán vé số dạo. Thu nhập trung bình mỗi tháng khoảng 3 triệu đồng. Anh Hiếu làm công nhân thời vụ, lương tháng khoảng 6-7 triệu đồng. Cảnh ở trọ “mở mắt ra là tốn tiền”, họ không có khoản nào tích cóp. Những ngày nằm viện, ngay cả món cháo thịt bằm bà Thúy cũng không dám ăn, chỉ ăn cháo trắng. Cũng bởi vậy, sức khỏe bà phồi phục chậm so với các bệnh nhân khác. Khi được hỏi về người con trai cả, nước mắt bà cứ thi nhau lăn dài: “Từ lúc tôi bệnh, thằng lớn có đưa cháu nội vào thăm được vài lần. Nó không giúp tiền bạc, cũng không ở lại chăm sóc được, vì nó khổ quá. Một mình đi làm để lo cho vợ và 2 con nhỏ, đứa út chưa đầy 1 tuổi. Thấy nó bị cảnh chủ nhà trọ đuổi tới đuổi lui vì không có tiền, tôi đâu nỡ buồn hay trách cứ. Chỉ có thằng em là giận thằng anh”. Trong lúc chúng tôi đang trò chuyện cùng bà Thúy, anh Võ Thắng Hiếu tất tả bước vào. Hôm nay anh làm ca đêm nên tranh thủ về phòng trọ nghỉ ngơi. “Giờ chỉ có một mình tôi lo liệu, tôi đã nghỉ làm thời gian khá dài, nếu nghỉ tiếp sợ sẽ mất việc”, anh Hiếu giãi bày. Ở bệnh viện, vài người hàng xóm thấy cảnh 2 mẹ con khổ quá nên thỉnh thoảng phụ đỡ chăm sóc cho bà Thúy, nhưng cũng chỉ tranh thủ được chút ít thời gian. Giờ đây, bà Thúy chỉ ước có tiền để điều trị bệnh cho khỏe, để tiếp tục đi bán vé số, con trai vơi bớt gánh lo.
|