Sáng 12/12,ịhạicủaCôngtyAlibabaNgườimuốnnhậntiềnngườiquyếtđòilạiđấkq tiger phiên xét xử Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và các đồng phạm tiếp tục với phần xét hỏi các bị hại. HĐXX tiến hành xét hỏi các bị hại ở 8 dự án là Alibaba Phước Bình Central Park; Alibaba Phước Bình Central Park 2; Alibaba Phước Thái Capital; Alibaba Long Phước Industry; Alibaba Phú Mỹ Central City; Alibaba Phú Mỹ Central City 2; Ali Venice City và Alibaba Phú Mỹ Center City. Có tổng số 1.418 bị hại tại 8 dự án này. Tuy nhiên, số bị hại có mặt tại tòa rất ít, chưa tới 300 người. Các bị hại ở nhiều tỉnh thành như TP.HCM, Lâm Đồng, Bình Dương, Quảng Ngãi…và có cả người nước ngoài. Có người mua tới 30 lô đất. Sau khi trình bày với HĐXX số tiền mình đã nộp cho Alibaba, các bị hại đề nghị được nhận lại số tiền đã đầu tư. Tuy nhiên, cũng có nhiều bị hại đề nghị nhận lại đất. “Tôi yêu cầu nhận lại đất, dù đất nông nghiệp tôi cũng nhận, tôi không đồng ý phương án nhận tiền”, bị hại Phan Thành Trí trình bày. Ngồi chờ tới lượt lên trình bày với HĐXX, chị H. (ngụ quận 5), cho hay, chị vay mượn ngân hàng, các công ty tín dụng, vay lãi ngày được 5,9 tỷ đồng mang đi mua 30 lô đất của Alibaba với hy vọng kiếm lời. Tuy nhiên, chị vừa trả tiền được 1 tháng thì Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm bị bắt. Số tiền vay nợ dồn hết vào mua các dự án của Alibaba, không thể bán hay rút tiền về, chị đành bán nhà trả nợ. Tuy nhiên, nợ gốc cộng lãi đã tăng lên, số tiền bán nhà không thấm vào đâu. Hàng tháng, làm được đồng nào chị H. dồn trả nợ cũng không đủ, lại tiếp tục đi vay. Chán nản, chồng chị bỏ đi, hai vợ chồng ly thân, mấy mẹ con dắt díu nhau về ở nhờ nhà mẹ chị. “Nhiều lúc tôi chỉ muốn lao đầu vào xe mà chết, nhưng vì các con phải ráng sống. Tôi khổ quá rồi, chỉ mong HĐXX xem xét trả lại tiền cho tôi”, chị H. buồn bã nói. Theo cáo buộc, Nguyễn Thái Luyện dùng thủ đoạn cho thuộc cấp tới các huyện Long Thành, Nhơn Trạch (Đồng Nai), thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa- Vũng Tàu), huyện Hàm Tân (Bình Thuận), gom mua đất nông nghiệp, về tự vẽ dự án rồi lừa bán cho khách hàng. Qua xác minh tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại các địa phương, toàn bộ đất ở các dự án trên đều là đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm hoặc đất trồng cây hàng năm). UBND các địa phương nơi Công ty Alibaba lập dự án không hề nhận được hồ sơ xin lập dự án và Công ty Alibaba cũng không làm thủ tục xin cấp phép đầu tư dự án phân lô, bán nền tại các thừa đất nói trên. Chủ tòa nhà cho Công ty Alibaba thuê bị ‘đòi’ lại hơn 1,3 tỷ đồng tiền cọcĐể thuê tòa nhà ở 120-122 Kha Vạn Cân làm trụ sở công ty với giá 450 triệu đồng/tháng, Nguyễn Thái Luyện đã đặt cọc 1,35 tỷ đồng. Khi Luyện bị bắt, cơ quan tố tụng đã yêu cầu chủ nhà phải nộp lại số tiền này. |