Sáng nay (24/6),ÔngNguyễnNhậtCảmmongđượctiếptụcchămsócsứckhỏechongườidânthủđôkết quả bóng đá vô địch mexico phiên tòa xét xử vụ nâng giá thiết bị y tế xảy ra tại Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) tiếp tục với phần thẩm vấn.
Trả lời thẩm vấn tại tòa, cựu Giám đốc CDC Hà Nội Nguyễn Nhật Cảm khai: Trước khi dịch Covid-19 xảy ra, CDC không đủ năng lực xét nghiệm, vì đây là dịch bệnh hoàn toàn mới.
UBND TP Hà Nội và Sở Y tế giao CDC Hà Nội xây dựng kế hoạch phòng chống dịch, đào tạo nhân lực để đảm bảo công tác phòng chống dịch trên địa bàn thành phố.
Việc triển khai thực hiện mua sắm trang thiết bị, vật tư đáp ứng việc phòng chống dịch diễn ra trong thời gian rất ngắn.
CDC Hà Nội đã phải gồng mình lên tham khảo, tìm hiểu thị trường, đề xuất danh mục cụ thể từ chủng loại, giá...
Bị cáo Nguyễn Nhật Cảm |
Việc mua sắm thiết bị là cấp bách nên CDC Hà Nội lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định thầu.
Theo ý kiến chủ quan của bị cáo, lựa chọn nhà thầu theo hình thức thông thường sẽ khách quan hơn, nhưng mất nhiều thời gian hơn. Gói thầu 15, bị cáo thừa nhận là chưa khách quan.
Theo lời khai của ông Cảm, bản thân bị cáo lúc đó cũng chưa biết đề xuất mua loại máy nào. Đến phút chót, bị cáo rất sốt ruột, đã đi hỏi nhiều nơi và biết được Công ty Phương Đông là đơn vị nhập khẩu độc quyền loại máy này và bị cáo đã liên hệ ngay.
Liên quan đến nội dung được trích lại 10% giá trị hợp đồng mua thiết bị, cựu Giám đốc CDC Hà Nội khai, chưa nghe thấy bất kỳ ai nói về việc này.
Bị cáo Cảm trình bày, những vi phạm của bị cáo là không cố ý và mong HĐXX cấp phúc thẩm xem xét đến bối cảnh, điều kiện xảy ra vụ án. Bị cáo mong muốn tiếp tục được đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân thủ đô.
Tại tòa, đại diện ủy quyền của CDC Hà Nội trình bày lý do xin giảm nhẹ tội cho các bị cáo là cựu cán bộ CDC Hà Nội. Người đại diện cho rằng, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, việc mua sắm trang thiết bị, cán bộ CDC Hà Nội hoàn toàn không có kinh nghiệm.
Trước khi mua thiết bị, công suất xét nghiệm của CDC Hà Nội chỉ có 200 mẫu/ngày, sau khi mua được máy xét nghiệm Covid-19, công suất tăng lên 2.000 mẫu/ngày.
Theo lời người đại diện CDC, thời điểm đó, chiến lược đưa ra là xét nghiệm truy vết để cách ly, khoanh vùng. Chính vì vậy, cần tăng công suất xét nghiệm, việc mua máy xét nghiệm Covid- 19 cần gấp.
Tuy nhiên, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan không đưa ra bất kỳ thông tin nào hướng dẫn về giá thiết bị y tế, dẫn đến giá cả mỗi nơi một khác.
Chính vì máy xét nghiệm Covid- 19 không phải hàng hóa thông thường, các nhà thầu đã lợi dụng việc thiếu thông tin để làm giá và đây là bản chất của vụ án.
Đại diện CDC Hà Nội mong HĐXX cấp phúc thẩm xem xét đến việc, nếu chậm mua máy xét nghiệm Covid-19 thì sau hơn 1 tháng đã không thể ngăn chặn được dịch. Và nếu tuân theo đúng quy trình, việc mua thiết bị sẽ bị chậm, làm ảnh hưởng tới sức khỏe người dân.
Ngoài ra, các bị cáo là cựu cán bộ CDC đều mong muốn nhanh chóng có biện pháp chống dịch, không có động cơ vụ lợi trong vụ mua bán này, các nhà thầu đã chủ động khắc phục hậu quả.
Có hàng trăm người đã ký vào đơn xin giảm nhẹ tội cho các bị cáo thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội.