Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu ý kiến. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) Sáng 18/12,ủtướngchủtrìhọpTiểkeo.nha cai 5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu Ban Kinh tế-xã hội chuẩn bị Đại hội XIII của Đảng đã chủ trì cuộc họp của Tiểu Ban. Đây là phiên họp thứ hai của Tiểu Ban nhằm thống nhất lộ trình cụ thể thực hiện các nhiệm vụ đặt ra. Nhiệm vụ quan trọng của Tiểu Ban Kinh tế-xã hội là xây dựng 2 văn kiện: Chiến lược phát triển Kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển Kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 để phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc XIII. Thủ tướng yêu cầu các thành viên Tiểu Ban thống nhất phương pháp xây dựng các chiến lược, kế hoạch để đưa ra những định hướng lớn, chiến lược trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, trong đó phải tính được các biến động 5 năm hay 10 năm tới đất nước có thể gặp phải để có giải pháp ứng phó. Do đó, Thủ tướng cho rằng, để xây dựng nội dung chiến lược, kế hoạch sát nhất, khoa học nhất, một trong những cách làm là giao cho các cơ quan chức năng chuẩn bị các nội dung về ngành mình, trên cơ sở đó để có nguyên liệu thô trong việc nghiên cứu, biên soạn văn kiện. Trên cơ sở đó, cũng phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đề xuất vấn đề chiến lược kinh tế văn hóa xã hội, môi trường, an ninh, đối ngoại, nhất là trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động. Tinh thần là phải xây dựng nội dung văn kiện vừa có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn; huy động được trí tuệ của các tổ chức, cá nhân, nhất là các viện, trường. Thủ tướng yêu cầu Tiểu Ban làm việc khẩn trương để dự kiến tháng tư năm 2019 sẽ hoàn thành Đề cương chi tiết của Báo cáo Kinh tế Chiến lược phát triển Kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Kế hoạch phát triển Kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025 để phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc XIII. Đối với đột phá chiến lược, Thủ tướng đặt vấn đề xem có đột phá nào mới và lấy ví dụ về việc khẳng định vai trò của khoa học công nghệ, của kỷ nguyên số, của thời đại mới đặt ra như thế nào khi mà không có khoa học công nghệ thì chúng ta sẽ tụt hậu. Cùng với đó là phải phân tích sâu sắc hơn những đặc trưng của kinh tế Việt Nam hiện nay để có giải pháp tốt hơn, phù hợp hơn; giải quyết những bất cập về thị trường vốn, thị trường đất đai, nguồn lực chưa được phân bổ hợp lý hay vấn đề doanh nghiệp Nhà nước còn hoạt động chưa hiệu quả… Thủ tướng cũng nêu định hướng phát huy tiềm năng của thị trường 100 triệu dân bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp tục thu hút FDI có chọn lọc, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng; kết hợp khu vực FDI với khu vực doanh nghiệp trong nước cũng là những vấn đề cần đặt ra trong quá trình xây dựng các văn kiện. Thủ tướng đề nghị cần làm rõ hơn mối quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường, quan hệ giữa phát triển nhanh và bền vững, giữa phát triển toàn diện và tập trung mũi nhọn, trong đó làm rõ hơn mũi nhọn; bảo đảm nền kinh tế tự chủ, tự cường với xu hướng mở cửa nền kinh tế, hội nhập quốc tế. Thủ tướng cũng lưu ý quy chế hoạt động của Tiểu ban, của Tổ biên tập cần thể hiện rõ quan hệ phối hợp công tác chặt chẽ, trách nhiệm, cầu thị với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, biên tập, hoàn chỉnh các dự thảo Chiến lược, Kế hoạch. Đặc biệt, chú trọng phối hợp chặt chẽ với Tiểu ban văn kiện trong suốt quá trình xây dựng báo cáo./. Theo TTXVN |