您的当前位置:首页 >World Cup >5 lý do thực sự khiến Google trở thành nơi được thèm muốn nhất_tiso 正文

5 lý do thực sự khiến Google trở thành nơi được thèm muốn nhất_tiso

时间:2025-01-26 03:27:46 来源:网络整理编辑:World Cup

核心提示

Tin thể thao 24H 5 lý do thực sự khiến Google trở thành nơi được thèm muốn nhất_tiso

Hầu hết nhân viên Google hài lòng với công việc của mình 

{keywords}
 

TheýdothựcsựkhiếnGoogletrởthànhnơiđượcthèmmuốnnhấtisoo PayScale, 86% nhân viên Google cho biết họ cực kỳ hài lòng hoặc khá hài lòng với công việc của mình.

Như Laszlo Bock – lãnh đạo nhân sự cấp cao của Google đã giải thích trong cuốn sách của ông 'Work Rules!', chìa khóa thành công của Google là không ngừng đổi mới, thử nghiệm và duy trì mọi thứ vui vẻ.

'Thứ đẹp đẽ nhất trong phương pháp này là: một môi trường tuyệt vời là một môi trường tự thúc đẩy chính mình. Tất cả cùng nỗ lực để cùng nhau tạo nên một tổ chức sáng tạo, vui vẻ, chăm chỉ và năng suất cao' - ông viết.

Một yếu tố chủ yếu khác góp phần tạo nên môi trường làm việc độc nhất ở Google là mọi đặc quyền tuyệt vời mà 'Googleplex' cung cấp.

Hơn 64.000 nhân viên đều có thể được hưởng những dịch vụ tuyệt vời như ăn uống miễn phí, giặt là, tập thể dục miễn phí, dịch vụ chăm sóc trẻ tại chỗ. Một nhân viên ở Mountain View miêu tả Google như một 'công ty đối xử tuyệt vời với nhân viên và đổi lại họ có những nhân viên trung thành và nhiệt huyết'.

Các nhân viên cũng đánh giá Google có cách làm việc linh động, cho phép mọi người làm việc theo đam mê để khai thác sức sáng tạo của họ. Google cũng khuyến khích nhân viên trở thành các giáo viên, huấn luyện viên cho một người khác để giúp xây dựng một cộng đồng sáng tạo hơn, thân thiện hơn và hài lòng với công việc của mình hơn.

Hầu hết người Google cho rằng công việc của họ đang làm thế giới trở nên tốt đẹp hơn 

{keywords}
 

Thống kê của PayScale cho thấy 73% nhân viên Google thấy công việc của họ có ý nghĩa. Không có gì đáng ngạc nhiên khi sứ mệnh mà công ty này đặt ra là 'tổ chức thông tin của thế giới và làm cho nó có thể truy cập và hữu ích trên quy mô toàn cầu'.

Như Bock giải thích, đây là một mục tiêu nghiêng về đạo đức hơn là kinh doanh. 'Điều này tạo động lực để không ngừng đổi mới và khai phá những lĩnh vực mới' – ông viết.

Người Google cho rằng phúc lợi của họ là tốt nhất 

{keywords}
 

Google thu hút người tài bằng mức lương cạnh tranh. Theo PayScale, mức lương trung bình của những nhân viên đã có kinh nghiệm là 140.000 đô la – cao thứ hai trong danh sách. Thậm chí, nhân viên có kinh nghiệm chưa đầy 1 năm cũng có mức lương trung bình 93.000 đô la.

Đáng chú ý là 2 người làm cùng một vị trí trong Google có thể được trả 2 mức lương hoàn toàn khác nhau.

Bock chia sẻ, việc phân loại lương người này cao gấp 2 hay gấp 10 lần người kia là một công việc khó khăn. 'Nhưng sẽ khó khăn hơn nhiều khi nhìn thấy những người giỏi nhất và có tiềm năng nhất lại bước chân ra đi. Nó khiến bạn tự hỏi công ty nào mới thực sự đang chi trả không công bằng: nơi mà những người giỏi nhất kiếm được nhiều hơn mức lương trung bình rất nhiều, hay nơi mà ai cũng được trả như nhau' – ông viết.

Hơn ¼ nhân viên Google làm việc ở nhà ít nhất vài lần 

{keywords}
 

Với dịch vụ wifi miễn phí, cũng dễ hiểu tại sao chỉ có 28% nhân viên làm việc tại nhà một vài lần hoặc làm tại nhà hoàn toàn.

Tuy nhiên, PayScale cho biết con số này vẫn cao hơn một số công ty công nghệ lớn khác như Amazon, Netflix và Apple.

Một số nhân viên cho rằng công việc ít áp lực 

{keywords}
 

Mặc dù chỉ có 12% nhân viên cho biết công việc của họ không áp lực, nhưng khi xét tới mức độ cao cấp và danh giá của Google thì con số này cũng thực sự đáng ngạc nhiên.

Có lẽ yếu tố giúp làm giảm mức độ căng thẳng của công việc là những phúc lợi mà công ty mang lại như mát-xa tại chỗ, tập thể dục miễn phí, kỳ nghỉ hào phóng…

Google cũng khuyến khích nhân viên đặt ra những mục tiêu tham vọng cho chính mình. Các quản lý của Google không kỳ vọng mọi người đạt được mục tiêu đề ra, mà thay vào đó họ giúp nhân viên học được từ thất bại.

Ngoài ra, công ty này còn khuyến khích văn hóa minh bạch và có một giải pháp độc đáo cho tình trạng 'đâm lén sau lưng'.

'Cách mà chúng tôi giải quyết vấn đề 'đâm sau lưng', ví dụ như nếu bạn viết một email khó chịu về ai đó, bạn không nên ngạc nhiên nếu họ nhận được email này' - Bock viết. 'Tôi nhớ lần đầu tiên tôi than phiền về ai đó trong một email, quản lý của tôi đã nhanh chóng sao chép bức thư cho người đó và buộc bạn phải nhanh chóng giải quyết vấn đề. Đó là một bài học rõ ràng về tầm quan trọng của những cuộc đối thoại trực tiếp và thẳng thắn với đồng nghiệp!'

Người phụ nữ tìm được gia đình sau 20 năm mất tích nhờ dòng chữ trên google

Người phụ nữ tìm được gia đình sau 20 năm mất tích nhờ dòng chữ trên google

Ngày 1/10/1999, khi Yulia Gorina còn là một cô bé 4 tuổi, cô nhớ là mình đang ở trên một chuyến tàu cùng bố. Nhưng do bố ngủ quên, cô bé bị hai người lạ mặt dẫn đi.