Bên cạnh văn bản “cấm cửa” các bác sĩ vi phạm cam kết về đào tạo của Sở Y tế Bình Dương gây xôn xao dư luận đầu tháng 3 vừa qua,ềuđơnvịytếkhôngtiếpnhậnbácsĩviphạmcamkếcâu lạc bộ bóng đá brentford theo tìm hiểu của VietNamNet, có nhiều đơn vị y tế thuộc các tỉnh, thành trên cả nước cũng ban hành văn bản tương tự.
Ngày 24/2, Bệnh viện Lê Văn Việt (bệnh viện công lập trực thuộc Sở Y tế TP.HCM) ra văn bản đề nghị các cơ sở y tế, ngành chức năng có biện pháp ngăn chặn đối với một bác sĩ vi phạm cam kết về thời gian làm việc và nghĩa vụ tài chính, không cấp chứng chỉ hành nghề đối với bác sĩ này trong hoạt động khám chữa bệnh tại địa phương.
Đây là động thái nhằm “khuyến cáo” bác sĩ vi phạm cam kết làm theo đúng quy định của Bệnh viện Lê Văn Việt.
Ngày 7/3, Sở Y tế tỉnh Cà Mau đề nghị các Sở Y tế cả nước, đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, cơ sở y tế, trường đại học y, dược không tiếp nhận bác sĩ đa khoa P.H.T (công tác tại Bệnh viện đa khoa Trần Văn Thời) do vi phạm cam kết về thời gian phục vụ tại bệnh viện. Trước đó, bác sĩ T. được UBND tỉnh Cà Mau cấp kinh phí đi học.
Ngày 7/3, Sở Y tế Lâm Đồng có văn bản đề nghị các đơn vị y tế trực thuộc Sở không tiếp nhận, ký hợp đồng, tuyển dụng hoặc đào tạo 6 bác sĩ vi phạm cam kết mà Sở Y tế Bình Dương thông báo.
Phó giám đốc Sở Y tế Bình Dương Huỳnh Minh Chín cho biết, đến thời điểm này mới chỉ có 3 bác sĩ liên hệ với Sở để bàn hướng giải quyết, những người còn lại vẫn chưa có động thái liên hệ.
Theo ông Chín, nếu các bác sĩ muốn trở lại làm việc tại đơn vị thì Sở luôn chào đón. Nếu bác sĩ nào không muốn làm việc theo cam kết ban đầu thì phải thực hiện nghĩa vụ tài chính như hoàn trả kinh phí đào tạo đã được tỉnh hỗ trợ trước đó. Sở Y tế sẽ khấu trừ khoản tiền trong thời gian các bác sĩ đã làm việc tại đơn vị.
5 triệu đồng không đủ cho bác sĩ sống, tôi chấp nhận đền bù để được nghỉ việc
“Thời gian làm việc mới được 22 tháng nên tôi phải đền bù 14 tháng. Số tiền đền bù là 44,5 triệu đồng, nộp tiền mặt. Tôi đã choáng váng vì có quá nhiều con số”, bác sĩ N.N.A (TP.HCM) chia sẻ.