Thực hiện mệnh lệnh của Bộ Chỉ huy Miền và Nghị quyết của Tỉnh ủy,ờigiandiễnracuộcpháokíchvàosânbayTânSơnNhấttrướckhiHiệpđịnhParisđượckýkếbóng dá net ngày 6-12- 1972, tỉnh huy động gần 600 cán bộ, chiến sĩ, nhân viên các cơ quan phía sau của tỉnh, học viên ở các trường của Tỉnh đội và Phân khu 5 cũ chưa giải thể, cùng 2 tiểu đoàn làm nhiệm vụ bảo vệ, do đồng chí Trần Văn Châu (Năm Châu), Tỉnh đội phó trực tiếp chỉ huy, phối hợp với đơn vị pháo binh của Miền, vận chuyển 100 trái đạn ĐKB (122 ly) từ Chiến khu Đ xuống cất giấu tại căn cứ Hố Đá, xã Bình Chuẩn. Hai ngày sau đó (8-12-1972), lực lượng dân công tiếp tục chuyển đạn xuống Đồng An, xã An Bình, huyện Dĩ An thực hiện cuộc tập kích vào sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu ngụy, phá hủy một số máy bay vận tải và nhiều phương tiện chiến tranh, buộc địch phải đóng cửa sân bay suốt 3 ngày. Đơn vị bắn xong 100 trái đạn ĐKB thì trời sáng, phải trụ lại ấp chiến lược Đồng An tiếp tục chiến đấu, đánh lui nhiều đợt phản kích của địch, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 50 tên. Đêm đó, ta rút về căn cứ.
Hạ tuần tháng 1-1973, ta đưa tiếp 50 trái đạn pháo ĐKB xuống bố trí trận địa tại ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm, huyện Lái Thiêu, thực hiện trận “đánh bồi” vào sân bay Tân Sơn Nhất lần thứ hai, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh, gây chấn động tinh thần địch trong Sài Gòn. Địch phản kích, tiểu đoàn 2 cùng lực lượng huyện Lái Thiêu, do đồng chí Lê Thị Trung, Huyện đội phó chỉ huy bám trụ ấp Bình Hòa, xã Bình Nhâm chiến đấu, đánh lui nhiều đợt xung phong của một tiểu đoàn và hai đại đội bảo an địch, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 30 tên. Đêm đó, ta rút về căn cứ an toàn...
C.T