Với Jiao Jin,ửnhânđạihọclũlượtđầuquânvàongànhtanglễkqbd southampton 29 tuổi, chính đám tang của ông nội cách đây 7 năm đã đưa côbước vào ngành dịch vụ tang lễ sau khi cô lấy bằng về quản lý tại một trường đạihọc ở Đức.
"Khi ông qua đời, tôi đã trang trang điểm cho ông", Jiao nói. Hiện giờ, côgái này là một người làm dịch vụ tang lễ tại nhà quàn ở ngoại ô phía đông BắcKinh.
Nghề dịch vụ tang lễ có lẽ không thu hút tất cả mọi người nhưng những ngườihành nghề luôn tự hào về khả năng cung cấp dịch vụ thích hợp và hiệu quả nênngành này ngày càng thu hút nhiều sinh viên tốt nghiệp hơn, dù chỉ có vài ngườilà học ngành có liên quan.
Huang Qiaoquan, một giám đốc quan hệ công chúng tại Văn phòng quản lý tang lễBắc Kinh cho hay, kể từ năm 2006, yêu cầu tuyển dụng tối thiểu với ngành này làứng viên đã tốt nghiệp đại học.
Hàng năm, sinh viên từ các trường đại học có tiếng, như đại học Thanh Hoa vàBắc Kinh cũng đầu quân cho ngành tang lễ. Sau đó, không ai rời bỏ công việc."Năm ngoái, khoảng 500 sinh viên nộp đơn xin việc vào 5 phòng quản lý ngành tanglễ mới khai trương, do đó, sự cạnh tranh là rất đáng ngạc nhiên", Huang nói.
Nhật báo Thương mại Thượng Hải hồi tháng trước đưa tin, 30% các chuyên viêntrong ngành tang lễ đã có bằng đại học, so với 15% vào năm 2007. Chỉ có 15%những người có bằng cấp rời bỏ ngành.
Nhiều ứng viên có những lý do thực tế để khởi nghiệp trong ngành tang lễ.Song Jiajia đã có thể trở thành giáo viên dạy lịch sử sau khi nhận bằng thạc sĩtại trường đại học Bắc Kinh nhưng cô đã chọn Nghĩa trang cách mạng Babaoshan.
"Thu nhập tốt, công việc không quá bận rộn và nơi làm việc lại gần nhà tôi",Song nói và cho hay, giờ sinh viên rất thực dụng. "Kể từ khi thị trường việc làmkhông ở thời hoàng kim thì điều kiện làm việc ổn định, lương cao luôn là mốiquan tâm hàng đầu của phần lớn những sinh viên đã tốt nghiệp như tôi".
Theo Huang, làm việc tại cơ quan quản lý tang lễ Bắc Kinh, mức lương trungbình tại các nghĩa trang Bắc Kinh thường cao hơn công chức những nghề khác. Tuynhiên, anh chàng này cũng nói, sự quan tâm ngày càng tăng của sinh viên đối vớingành tang lễ có thể góp phần vào sự cạnh tranh ác liệt trong các ngành cổtruyền.
"Theo truyền thống, mọi người phân biệt đối xử với ngành tang lễ", Dong Libo,phó giám đốc nghĩa trang Babaoshan cho biết. Sau khi rời khỏi quân đội vào năm2004, ông Dong tìm được một việc tại nghĩa trang. "Kể từ đó trở đi, tôi cảm thấybị bạn bè xa lánh và một số thành viên gia đình những người quá cố có thái độthiếu tôn trọng về công việc của chúng tôi và điều đó khiến tôi rất buồn. Cácsinh viên mới ra trường có lẽ còn quá trẻ để nhận ra điều này song họ sẽ nhậnbiết được mình bị cô lập như thế nào nếu những điều cấm kỵ quanh ngành này còntồn tại"
Tuy vậy, ngành dịch vụ tang lễ đã trải qua những thay đổi to lớn trong vàinăm qua, Li Qingzhi, giám đốc nhà tang lễ ngoại ô phía đông Bắc Kinh cho biết."Trước đây, không có những khóa đào tạo về ngành tang lễ nhưng hiện giờ một sốtrường đại học ở Bắc Kinh, Trường Sa, Trùng Khánh, Vũ Hán đã có khoa chuyên vềtang lễ", Li nói.
- Hoài Linh (Theo ChinaDaily, ANN)