Vừa qua,ữngbệnhnhânđầutiênđượcthayvantimquadakhôngcầnmổketquabobgda BV ĐH Y Dược TP.HCM được cấp chứng nhận là trung lâm độc lập làm chủ kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da (TAVI). Từ lúc áp dụng kỹ thuật này vào năm 2015 đến nay BV đã có 15 ca điều trị thành công.
Bác sĩ thay van tim cho bệnh nhân bằng phương pháp mới không cần phẫu thuật. Ảnh: Nam Phương
Người đầu tiên là cụ ông T.S.C (81 tuổi, ngụ tại TP.HCM). Người bệnh C. nhập viện cấp cứu vào buổi chiều ngày 28/12/2015 vì khó thở. Trong vòng một tháng trước đó, ông thường xuyên bị nặng ngực, thở gắng sức.
Các bác sĩ chẩn đoán ông bị suy tim mức độ III do hẹp van động mạch chủ nặng, đồng thời mang bệnh mạn tính là tăng huyết áp, đái tháo đường tuýp 2, bệnh thận mạn. Đến ngày 30/12/2015, ông C là người bệnh đầu tiên được thay van động mạch chủ qua ống thông. Sau đó, bệnh nhân đã tỉnh lại tiếp xúc tốt và qua kiểm tra siêu âm, điện tim các chức năng tim về mức bình thường.
Người thứ 2 là cụ Lê Thị K. (78 tuổi, ở Gia Lai) được thay van động mạch chủ qua ống thông. Tim bà K. có tình trạng hẹp khít van động mạch chủ do vôi hóa, van động mạch chủ của chỉ có 2 mảnh (van tim bình thường có 3 mảnh) đã 3 năm nay. Các bác sĩ chỉ định mổ để thay van tim cách đây nhiều năm, song do sức khỏe yếu nên gia đình chưa quyết định mổ. Sau điều trị, bà K. đã xuất viện, sức khỏe tốt.
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM vừa nhận chứng nhận độc lập làm chủ kỹ thuật thay van động mạch chủ qua da. Ảnh: Nam Phương
PGS.TS.BS Nguyễn Hoàng Định, Phó Giám đốc Trung tâm tim mạch, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch cho biết, từ 60 tuổi trở lên van tim bắt đầu bị thoái hóa. Các van tim dễ bị tổn thương và gây ra tình trạng hẹp van hoặc hở van. Khi van động mạch chủ bị hẹp, người bệnh thường có triệu chứng mệt, khó thở, có khi đau ngực, ngất, không điều trị kịp thời thì tỉ lệ tử vong sau 2-3 năm rất cao.
"Thường các phương pháp truyền thống đặt van tim phải mở lồng ngực và dùng máy tim phổi nhân tạo và kéo dài 2-3 tiếng. Bệnh nhân phải nằm viện 2 tuần và mất 1-2 tháng mới hồi phục.
Với kỹ thuật TAVI, người bệnh sẽ được gây tê thay cho gây mê. Bác sĩ sẽ dùng ống thông đi qua động mạch đùi vào bên trong tim. Bên trong ống thông có một van tim nhân tạo được để sẵn, khi ống thông và van tim nhân tạo vào đúng vị trí, van nhân tạo này sẽ được bung ra thay thế cho van động mạch chủ cũ bị hẹp", bác sĩ Định nói.
PGS-TS-BS Trương Quang Bình, Phó Giám đốc BV ĐH Y Dược TP.HCM, đánh giá kĩ thuật trên có nhiều ưu điểm và thuận lợi cho người bệnh, cần áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, mặt hạn chế và rào cản chi phí cao vì chưa được bảo hiểm chi trả.
Phan Nhơn