Phát triển mạng 5G trở thành vấn đề cấp bách
Trong thời kỳ đại dịch,ữnggãkhổnglồviễnthôngmớitạiĐôngNamÁxuấthiệndonhucầflamengo – athletico-pr mua sắm trực tuyến và thanh toán không dùng tiền mặt đã bùng nổ ở Đông Nam Á, cùng với đó là truyền phát video trở thành tiêu chuẩn mới, dẫn đến phí dữ liệu tăng vọt.
Một số chuyên gia trong ngành nhận định nhu cầu về dịch vụ 5G của Đông Nam Á có thể lớn hơn các thị trường khác. Nhà cung cấp thiết bị viễn thông Ericsson dự báo người dùng 5G ở khu vực này và châu Đại Dương sẽ đạt hơn 600 triệu vào năm 2028.
Việc chuyển đổi sang các tiêu chuẩn viễn thông mới thường dẫn đến việc sáp nhập giữa các nhà mạng. Năm 2014, công ty viễn thông xếp thứ ba của Indonesia là XL Axiata đã mua lại công ty đứng thứ năm là Axis Telekom Indonesia.
Cùng năm đó, Myanmar cho phép Telenor và Ooredoo của Qatar tham gia thị trường, vốn do một hãng vận tải nhà nước kiểm soát, để thu hút các khoản đầu tư cần thiết.
Sự xuất hiện của dịch vụ viễn thông 5G đã khởi động một đợt sáp nhập giữa các nhà mạng không dây tại khu vực Đông Nam Á nhằm giảm bớt chi phí đầu tư, song làm dấy lên lo ngại về việc thị trường rơi vào tay một số doanh nghiệp lớn.
Tại Thái Lan, True Telecom, nhà mạng lớn thứ hai đã hợp nhất với Total Access Communication (DTAC) đứng thứ ba. Doanh nghiệp mới, vẫn giữ tên là True, kiểm soát tới 50% thị trường viễn thông, soán luôn ngôi vị số một của AIS, nhà cung cấp dịch vụ dẫn đầu tại nước này trong hai thập kỷ trở lại đây.
Trong một cuộc họp báo vào tháng 3 đánh dấu việc hoàn tất việc sáp nhập, CEO Manat Manavutiveth của True cho biết, công ty có kế hoạch mở rộng dịch vụ 5G phủ sóng 98% dân số Thái Lan từ giờ đến năm 2026.
Tại Malaysia, hai công ty viễn thông lớn thứ 2 và thứ 3 là nhà cung cấp dịch vụ Celcom do Tập đoàn Axiata kiểm soát đã hợp nhất với Digi.com, với vốn sở hữu 49% bởi Telenor của Na Uy, trở thành “gã khổng lồ” mới với hơn 20 triệu khách hàng.
Lo ngại về tình trạng độc quyền
Đằng sau những thương vụ tạo ra “người dẫn đầu” này là do nhu cầu về huy động vốn để thúc đẩy mở rộng dịch vụ mạng lưới, cũng như nguồn lực cần thiết cho nghiên cứu và phát triển. Theo nhà nghiên cứu GSMA của Anh, các khoản đầu tư của lĩnh vực viễn thông ở châu Á-Thái Bình Dương dự kiến sẽ đạt 134 tỷ USD trong giai đoạn từ năm 2022 đến 2025. Trong đó, chi tiêu dành cho 5G chiếm 75%.
Song, sự thống trị thị trường của những “người chơi lớn”, kết quả của cuộc hôn phối giữa các nhà mạng cũng là một mối lo ngại không nhỏ. Chẳng hạn, thị trường điện thoại di động Philippines gần như là cuộc đua song mã giữa Globe Telecom và PLDT. Tình trạng trầm trọng đến mức chính quyền cựu Tổng thống Rodrigo Duterte đã phải vận động các công ty khác tham gia vào ngành viễn thông, dẫn đến sự ra mắt của Dito Telecommunity vào tháng 3/2021.
Tại Thái Lan, chính phủ cho phép sáp nhập True và DTAC vào tháng 10 với các điều kiện như đặt giới hạn phí sử dụng theo pháp nhân mới. Tuy nhiên, người tiêu dùng tại đây bày tỏ lo ngại thương vụ sáp nhập có thể dẫn đến suy giảm chất lượng dịch vụ.
Đáng chú ý, việc phát triển dịch vụ 5G tại Đông Nam Á có dấu ấn rõ nét của Trung Quốc, khi Bắc Kinh sớm đạt được thoả thuận cung cấp cơ sở hạ tầng với một số quốc gia trong khu vực dựa vào lợi thế về giá thành. Tại Mỹ và châu Âu, các nhà lập pháp đã ngăn chặn những công ty Trung Quốc tham gia vào mạng lưới 5G.
Vào tháng 6 năm ngoái, chính phủ Thái Lan công bố hợp tác với gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc, Huawei Technologies để thúc đẩy 5G sử dụng trong công nghiệp. Doanh nghiệp này cũng đang hợp tác với Indonesia trong việc đào tạo các chuyên gia 5G.
Trong khi đó, Malaysia chọn Ericsson làm nhà thầu 5G chính, song không quên khẳng định đây là kết quả của quy trình đấu thầu nghiêm ngặt và không gạt bỏ doanh nghiệp Trung Quốc vì lý do địa chính trị.
(Theo Nikkei Asia)
(责任编辑:Cúp C2)