Nhằm nâng cao nhận thức của người dân,ĐiệnBiênđặcbiệtchútrọngcôngtáctưvấnchophụnữsoi kèo liverpool vs tottenham đặc biệt là người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Bộ Y tế hướng dẫn triển khai tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 từ ngày 1-7/10.
Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Dự án 7 - Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số; phòng, chống suy dinh dưỡng thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó có tỉnh Điện Biên.
Theo thông tin số liệu về dân số chia theo tổng số và cơ cấu dân tộc thời điểm 1/4/2019, Điện Biên có 19 dân tộc, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 82,6% dân số. Hiện nay dân số là đồng bào thiểu số sống ở nông thôn chiếm khoảng 85% và 15% sống ở thành thị. Một số ít thành phần dân tộc khác sống rải rác không thành nhóm cộng đồng dân cư.
Trong thời gian qua, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em luôn được ngành y tế tỉnh Điện Biên quan tâm. Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên thực hiện cung cấp dịch vụ y tế và chăm sóc bà mẹ trẻ em theo đúng Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Công tác truyền thông, đặc biệt là các hoạt động truyền thông về làm mẹ an toàn được đẩy mạnh, tập trung vào nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc phụ nữ trước khi mang thai; chăm sóc phụ nữ khi mang thai (khám định kỳ, chế độ dinh dưỡng, lao động và nghỉ ngơi); các dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai và chọn nơi đẻ an toàn….
Nội dung truyền thông cũng hướng tới việc thay đổi hành vi của người dân về khám thai định kỳ ít nhất 4 lần, nhận biết dấu hiệu nguy hiểm của bà mẹ lúc chuyển dạ và khi sinh đẻ…
9 tháng đầu năm 2023, Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên tiếp nhận hơn 4.100 lượt phụ nữ có thai tới khám, 1.640 phụ nữ đẻ tại cơ sở, trong đó 470 phụ nữ được kiểm tra tối thiểu 4 lần trong 3 thời kỳ mang thai.
Đặc biệt, bệnh viện không ghi nhận ca mắc và tử vong do tai biến sản khoa, 1.612 trẻ đẻ ra sống (98,29%), 186 trẻ đẻ non (11,5%), 31 trẻ dị tật bẩm sinh và tử vong trong thời kỳ mang thai (1,9%).
Công tác tư vấn cho phụ nữ mang thai được đặc biệt chú trọng
100% phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh tới khám và điều trị tại bệnh viện được cung cấp thông tin về làm mẹ an toàn, 100% bà mẹ điều trị tại khoa được hướng dẫn cách nuôi con bằng sữa mẹ.
Các sản phụ và gia đình cũng được tư vấn, hướng dẫn phát hiện dấu hiệu nguy hiểm của trẻ sơ sinh, cách phòng tránh và xử trí một số trường hợp bất thường ở trẻ sơ sinh… Trên 90% trẻ được tiêm phòng sau sinh, lấy máu gót chân sàng lọc bệnh lý sơ sinh trước khi ra viện.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên, quá trình nâng cao nhận thức của người dân về chăm sóc sinh khỏe bà mẹ trẻ em vẫn gặp nhiều khó khăn. Tại địa phương miền núi, rất đông đồng bào dân tộc thiểu số này vẫn còn nhiều hủ tục như tảo hôn, kết hôn cận huyết, sinh đẻ không có kế hoạch, không thăm khám thai kỳ, đẻ tại nhà... Những hủ tục này đã để lại hậu quả nặng nề cho và bà mẹ và trẻ nhỏ như thiếu máu sau đẻ, nhiễm khuẩn sau sinh, trẻ dị tật, suy hô hấp, mắc các bệnh lý di truyền như Thalassemia...
Để nâng cao hiệu quả về làm mẹ an toàn, đảm bảo sức khỏe và chất lượng sống cho cả bà mẹ và trẻ em ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, theo các chuyên gia không phải là việc riêng của ngành y tế mà còn cần sự phối hợp thực hiện của chính quyền các cấp, các ban ngành đoàn thể.
Đặc biệt, để thực sự "làm mẹ an toàn" cần sự thay đổi nhận thức của chị em phụ nữ nói riêng và cả cộng đồng nói chung, trong đó có người chồng, người cha, người thân trong gia đình, hãy quan tâm đến chăm sóc phụ nữ mang thai, sau sinh và quá trình chăm sóc trẻ em.
Nguyên nhân khiến tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em ở miền núi, dân tộc còn caoTỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi có sự chênh lệch giữa các vùng nhất là vùng núi, vùng khó khăn so với thành phố, đồng bằng. Tỷ lệ này ở miền núi phía Bắc là 27,1% và Tây Nguyên là gần 30%.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)