Xuất phát với ý tưởng trẻ cần được giáo dục sớm để thắng thế trước robot,ốcCácbậcbốmẹmạnhtaychitiềnchoconhọclậptrìbong da so 24 các bậc phụ huynh Trung Quốc đang chi mạnh tay cho con em của mình. Số tiền nói trên là những gì Zhuo Yu chi cho con trai 10 tuổi học STEM, kiến thức tổng hợp giữa khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Mô hình có nguồn gốc từ Mỹ đang tạo ra cơn sốt tại quốc gia đông dân nhất thế giới, nơi 10 triệu học sinh đang theo đuổi STEM. Con số dự kiến tăng lên 50 triệu vào năm 2020 khi cha mẹ muốn cho con cái khởi đầu tốt trong lập trình và robot, theo hãng tư vấn giáo dục JMD Education. Công ty dự đoán nhu cầu có thể tạo ra ngành công nghiệp phục vụ STEM trị giá 15 tỷ USD tại đây, vốn đã thu hút được các công ty như Pearson, Lego và Sony. Zhuo, bà mẹ làm trong lĩnh vực Internet, cho biết không có mức trần ngân sách nào cả. Dù phải đầu tư nhiều cho việc học tập của con, cô nói phải có tầm nhìn dài hạn và nhìn vào cơ hội khi con 18 tuổi. Con trai của cô, Wang Yizhuo, sẽ gia nhập một trong các thị trường việc làm cạnh tranh nhất hành tinh khi tốt nghiệp đại học. Đến năm 2030, Trung Quốc được dự báo có khoảng 200 triệu cử nhân, nhiều hơn toàn bộ lao động Mỹ. Đến nay, 40% học sinh cấp ba Trung Quốc đã có chứng chỉ STEM, trong khi tại Mỹ và Pháp là chưa đầy 20%. Lo lắng về nghề nghiệp tương lai khiến ít nhất 500 tổ chức và startup cho ra đời nhiều chương trình đào tạo sau giờ học về lập trình, người máy và in 3D, theo Wen Jing, nhà nghiên cứu của JMD Education. Đây là một ngành có rất ít sự giám sát hay quy định. Xiao Dun, đồng sáng lập nền tảng giáo dục trực tuyến 17zuoye.com, nhận định điều đó cũng đồng nghĩa cha mẹ phải “bơi” trong một biển lựa chọn, từ các nhà cung cấp hợp pháp đến những kẻ lừa đảo. 17zuoye.com đang giới thiệu các khóa học từ Minecraft và Sony Global Education. Nhiều ông bố bà mẹ giàu có háo hức chi tiền cho con em mình theo STEM. Các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục tư nhân đang giúp lấp đầy khoảng trống mà giáo dục nhà nước để lại. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đứng sau ít nhất 16 nước tại châu Âu và Mỹ trong việc đưa lập trình, robot vào chương trình giảng dạy của nhà trường. Nora Yeung, nhà sáng lập Creative Coding tại Hồng Kông, cho rằng lập trình sẽ trở thành kỹ năng cần thiết cơ bản cho tương lai, tương tự như các kỹ năng ngoại ngữ hay đọc viết khác. “Chúng ta cần chuẩn bị cho trẻ em về các công việc còn chưa tồn tại”. Bắc Kinh đang thử nghiệm phúc lợi trợ giá 60 USD/năm/đứa trẻ để gây quỹ cho các chương trình bồi đắp sáng tạo. Dù vậy, đây vẫn là món tiền nhỏ khi học phí lên đến 50 USD/giờ tại thủ đô. Chi phí có thể tiếp tục tăng lên nếu nhìn vào xu thế của Singapore, nơi giá trị của giáo dục lấy STEM làm trọng tâm đã được nhìn nhận nhiều năm. “Đảo quốc sư tử” đứng đầu trong khảo sát giáo dục toàn cầu của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế về khoa học, đọc, toán học và cộng tác xử lý vấn đề. |