Nhân dịp năm mới 2013,ênquyếtkhắcphụcyếukémvượtquakhókhăhôm nay bóng đá Ủy viên BộChính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có bài viết với tiêu đề:"Kiên quyết khắc phục yếu kém, vượt qua khó khăn, tiếp tục kiềm chế lạmphát, bảo đảm tăng trưởng, đưa đất nước phát trển bền vững."
Nhân dịp năm mới 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có bài viết với tiêuđề "Kiên quyết khắc phục yếu kém, vượt qua khó khăn, tiếp tục kiềm chế lạmphát, bảo đảm tăng trưởng, đưa đất nước phát triển bền vững"Trân trọng giới thiệu toànvăn như sau:
Năm 2012 - một năm đầy khó khănthách thức. Nhờ sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cảhệ thống chính trị, chúng ta đã đạt được những kết quả tích cực: Kinh tế vĩ môcó bước được cải thiện, lạm phát được kiềm chế ở mức thấp 6,81% (năm 2011 là18,13%); kim ngạch xuất khẩu tăng trên 18%; dự trữ ngoại hối cao nhất từ trướcđến nay, tỷ giá ổn định, niềm tin vào đồng tiền Việt Nam được nâng lên. Trongđiều kiện kinh tế toàn cầu suy giảm, tổng sản phẩm trong nước (GDP) vẫn tăngtrên 5%. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước tiến bộ; phúc lợi xã hội và ansinh xã hội được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh, đối ngoại đạt nhiều kết quả.Chính trị xã hội ổn định. Nhìn chung, các chính sách phát triển đang đi đúnghướng.
Mặc dù đạt được những kết quả nêutrên nhưng năm 2013 đất nước vẫn phải tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn tháchthức: Kinh tế thế giới phục hồi chậm, các thị trường xuất khẩu và thu hút đầutư chủ yếu của nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình trạng suy giảm. Quá trình điềuchỉnh chính sách của các nền kinh tế lớn vẫn chưa đem lại kết quả mong đợi, độrủi ro và tính bất định vẫn còn rất cao. Nguy cơ về những cú sốc từ bên ngoàivẫn đang tiềm ẩn, có thể tác động xấu đến kinh tế nước ta.
Ở trong nước, những yếu kém về cơcấu kinh tế và mô hình tăng trưởng chậm được giải quyết. Quá trình tái cơ cấumới chỉ ở giai đoạn khởi động và còn nhiều khó khăn. Nợ xấu tăng nhanh, tồn khocòn lớn, lãi suất tín dụng vẫn cao so với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.Quản lý Nhà nước còn nhiều yếu kém. Ý thức trách nhiệm và năng lực, phẩm chấtcủa một bộ phận cán bộ công chức còn nhiều bất cập. Tham nhũng, lãng phí vẫncòn nghiêm trọng... Tất cả những yếu kém nói trên hội tụ và phản ánh trong bứctranh kinh tế và đời sống xã hội. Kinh tế vĩ mô chưa vững chắc, lạm phát vẫn cónguy cơ tăng cao trở lại. Nền kinh tế chưa lấy lại được đà tăng trưởng. Sảnxuất kinh doanh và giải quyết việc làm đang rất khó khăn; nguồn lực của doanhnghiệp và thu nhập dân cư sụt giảm. Niềm tin của thị trường còn ở mức thấp.Trong khi đó, chúng ta phải thường xuyên đối phó với những âm mưu thủ đoạn nhằmgây mất ổn định chính trị xã hội, xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốcgia.
Trong bối cảnh nêu trên, để đạtđược mục tiêu tổng quát đặt ra cho năm 2013 [1], đòi hỏi sự nỗ lực vượt bậc củatoàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị trong việc thực hiệnđồng bộ các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra. Trong đó phải tập trung thực hiện tốtcác trọng tâm sau đây:
1. Nâng cao chất lượng thể chế và khả năng phản ứng chính sách, tạo lậpniềm tin cho thị trường
Thể chế là yếu tố quan trọng hàngđầu trong việc phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, ổn định kinh tế vĩ môvà tăng trưởng bền vững. Thể chế có chất lượng cao với thủ tục hành chính đơngiản, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình đầy đủ sẽ tạo ra môitrường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, ngăn chặn tham nhũng lãng phí, góp phầnquan trọng nâng cao sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế. Đây còn là điềukiện để tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng đạt hiệu quả.
Để có thể chế và chính sách tốtphải kiên định quan điểm của Đảng về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa, xuất phát từ nhu cầu phát triển và lợi ích của người dân. Cầnlàm cho chính sách có tính dự báo và ổn định cao hơn để người dân và doanhnghiệp định hướng đầu tư, phân bổ nguồn lực và dự tính được hiệu quả. Không banhành chính sách mà chưa xác định rõ phương cách thực hiện và khả năng giám sát.Phải tính toán hiệu quả xã hội khi thực hiện, khắc phục tình trạng không ítchính sách mà chi phí thực thi lại lớn hơn lợi ích phát triển.
Trong điều kiện toàn cầu hóa vàhội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mọi biến động của thị trường thế giới tácđộng rất nhanh, rất mạnh đến kinh tế trong nước, đặc biệt là trong bối cảnh thếgiới còn nhiều bất trắc, khó lường. Điều đó, đòi hỏi phải phản ứng chính sáchnhanh nhạy, hợp lý.
Những năm qua, không phải lúc nàochúng ta cũng làm tốt việc này, trong một số trường hợp chẳng những không tranhthủ được thời cơ, giảm thiểu được tác động tiêu cực từ bên ngoài mà còn tạo ranhững cú sốc mới. Để khắc phục tình trạng này, phải có được nền tảng thể chếbền vững, có cơ cấu kinh tế và mô hình tăng trưởng hiệu quả. Tuy nhiên, khôngmột thể chế nào có thể bao quát mọi hiện tượng kinh tế, nhất là trong môitrường đầy biến động hiện nay. Muốn có phản ứng chính sách tốt, phải tôn trọngquy luật kinh tế, nâng cao năng lực dự báo, tính toán đầy đủ phản ứng của thịtrường và các hệ quả có thể xẩy ra. Việc ban hành hoặc điều chỉnh chính sáchkhông được gây ra những biến động lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân cưvà hoạt động của doanh nghiệp.
2. Điều hành chính sách tiền tệ theo tín hiệu thị trường và theo lạmphát mục tiêu. Kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa.
Trong điều kiện ngân sách hạnchế, không gian chính sách tài khóa bị thu hẹp, chính sách tiền tệ có vai tròhết sức quan trọng trong việc kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng. Trênnguyên tắc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, phải điều chỉnh linh hoạt,bảo đảm giữ mức lãi suất phù hợp với lạm phát mục tiêu. Chỉ đạo quyết liệt việcxử lý nợ xấu để khơi thông dòng vốn cho nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước sử dụng cóhiệu quả các công cụ thị trường mở để giảm lãi suất cho vay và bảo đảm mức tăngtín dụng hợp lý; quản lý và giám sát chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tíndụng. Giảm thiểu các biện pháp hành chính trong việc điều hành thị trường tiềntệ.
Trong điều kiện tổng cầu suygiảm, việc xử lý nợ xấu cần có thời gian, tăng trưởng tín dụng có thể còn thấptrong những tháng đầu năm, chính sách tài khóa có vai trò quyết định trong việctạo cầu cho nền kinh tế. Phải khẩn trương triển khai những dự án đầu tư theo kếhoạch nhằm tăng nhanh tổng cầu để kích hoạt nền kinh tế, tạo tác động lan tỏađến sản xuất kinh doanh và hoạt động của các doanh nghiệp. Trong quá trình thựchiện kế hoạch phải kết hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệđể điều tiết tổng cầu, bảo đảm kiềm chế lạm phát thấp hơn và thúc đẩy tăngtrưởng cao hơn năm 2012.
3. Tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và hỗ trợ thị trường
Phải hết sức coi trọng các giảipháp tạo cầu, trên cơ sở tạo cầu mà khơi thông nguồn cung, hướng ưu tiên củachính sách tài khóa, tiền tệ vào các đối tượng, lĩnh vực có mức tăng cầu lớn.Đó là khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mở rộng thị trường xuất khẩu,phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, nhà ở xã hội, ký túc xá… Đây cũng là mộtgiải pháp để cải thiện đời sống nhân dân và các đối tượng còn nhiều khó khăn.
Trong hạn mức bội chi ngân sáchđược phê duyệt, phải tìm các nguồn lực để tăng tổng cầu, hỗ trợ thị trường; sớmcông bố các biện pháp về thuế để giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp. Tăng nguồncung tín dụng với thời gian dài hơn và lãi suất thấp hơn cho người mua nhà để ởnhằm giảm tồn kho bất động sản. Hỗ trợ thích hợp, kể cả khoanh nợ cho các doanhnghiệp gặp khó khăn tạm thời. Ban hành cơ chế mới về bảo lãnh tín dụng cho doanhnghiệp vừa và nhỏ. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Kiên quyếtngăn chặn nạn buôn lậu, nhập khẩu các mặt hàng không bảo đảm tiêu chuẩn kỹthuật và vệ sinh, an toàn, phòng dịch.
Cần nhấn mạnh rằng các giải phápchính sách tuy rất quan trọng nhưng cũng chỉ có tác động hỗ trợ, sự chủ độngcủa các doanh nghiệp là yếu tố quyết định. Các doanh nghiệp phải biết biến khókhăn thành cơ hội đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nhằm nâng cao khả năng cạnhtranh, chiếm lĩnh thị phần. Phải triệt để tiết giảm chi phí, sử dụng có hiệuquả các nguồn lực, hạ giá bán để giảm nhanh tồn kho, tích cực triển khai cácgiải pháp mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
4. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đề cao trách nhiệm của cán bộcông chức trong thực thi công vụ
Có thể chế và chính sách tốt làrất quan trọng nhưng chưa đủ. Thể chế và chính sách được vận hành thông qua thủtục hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức. Đây cũng là công đoạn thường phátsinh tiêu cực. Phải kiên quyết loại bỏ các thủ tục không cần thiết, tăng cườngkỷ luật kỷ cương, trách nhiệm của cán bộ công chức trong thực thi công vụ và xửlý nghiêm các hành vi nhũng nhiễu. Mở rộng việc thực hiện cơ chế một cửa, mộtcửa liên thông đến tất cả các huyện.
Các cơ quan hành chính Nhà nướcphải công bố công khai mọi thủ tục hành chính với quy trình và thời hạn xử lýcụ thể, bảo đảm có tiến bộ mà người dân và doanh nghiệp có thể so sánh được.Cán bộ công chức phải nhận thức rõ trong mối quan hệ công vụ, người dân là chủthể quyền còn cán bộ công chức là người thực thi trách nhiệm, là người phục vụdân.
Các bộ, ngành, địa phương phảigiám sát chặt việc thực hiện trách nhiệm của cán bộ công chức thuộc ngành, địaphương mình. Tăng cường kiểm tra việc đơn giản hóa thủ tục hành chính ở các cấpvà công bố chỉ số cải cách hành chính ở các địa phương. Đề nghị Quốc hội, Hộiđồng Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và nhân dân tăng cường kiểm tra giámsát về cải cách thủ tục hành chính và trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộcông chức trong từng nội dung quản lý; đồng thời tăng cường chất vấn, giảitrình về cải cách thủ tục hành chính, tinh thần trách nhiệm của cán bộ côngchức khi thi hành công vụ.
5. Đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế
Khẩn trương thực hiện tái cơ cấucác tổ chức tín dụng gắn liền với việc giải quyết nợ xấu. Đây là hai quá trìnhliên quan chặt chẽ và tác động qua lại với nhau. Việc giải quyết nợ xấu phảithực hiện theo nhiều phương cách khác nhau ở từng tổ chức tín dụng cũng như ởcấp quốc gia, trong toàn nền kinh tế. Đây là công việc rất phức tạp, nếu khôngtriển khai ngay, nợ xấu sẽ tăng thêm, việc xử lý sẽ càng khó khăn và nền kinhtế sẽ rơi vào tình trạng trì trệ. Không thể thấy hết mọi vấn đề cùng một lúc,điều cần thiết là có phương hướng đúng để hành động và chỉ có hành động quyếtliệt mới nhận rõ mọi khả năng và lựa chọn được giải pháp tốt nhất để xử lý.
Trong ba nội dung của tái cơ cấunền kinh tế từ nay đến năm 2015, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước có vị trí đặcbiệt quan trọng. Đây là trục kết nối chính trong tổng thể tái cơ cấu nền kinhtế, không chỉ vì doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng nguồn lực lớn nhưng hiệuquả đạt được là chưa tương xứng mà còn do doanh nghiệp Nhà nước là một chủ thểquan trọng trong đầu tư.
Doanh nghiệp Nhà nước cũng đang chiếmtỷ trọng lớn trong tổng mức tín dụng của nền kinh tế, có tỷ lệ nợ xấu khá caotrong tổng nợ xấu của các ngân hàng thương mại. Cải cách doanh nghiệp nhà nướccòn tạo ra đột phá trong việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng giữa cácthành phần kinh tế, góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa. Các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước phải tập trung nguồnlực vào lĩnh vực kinh doanh chính nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách côngnghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, hỗ trợ sự pháttriển của khu vực tư nhân. Phải thực hiện công khai minh bạch, áp đặt kỷ luậtthị trường trong hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện cơchế thực hiện chức năng chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanhnghiệp. Tăng cường giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
6. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội
Trong những năm qua, Đảng và Nhànước ta đã rất chú trọng đến việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội.Trong điều kiện kinh tế khó khăn, công tác này càng phải được coi trọng, đặcbiệt quan tâm các đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương.
Trong năm 2013 phải tập trung đẩymạnh giảm nghèo nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hỗ trợ các đối tượngcận nghèo và những hộ vừa thoát nghèo vươn lên giảm nghèo bền vững. NgoàiChương trình 30a, Chính phủ đã quyết định một số chính sách mới cho 23 huyện cótỷ lệ hộ nghèo cao. Coi trọng phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng tái định cư,bảo đảm cho đồng bào ta có cuộc sống ổn định, tiến tới phải tốt hơn nơi ở cũ,coi đây là tiêu chí quan trọng đánh giá hiệu quả tổng thể của bất kỳ một dự ánđầu tư nào có gắn với thu hồi đất và tái định cư dân trong vùng dự án. Tiếp tụcdành ưu tiên cho những người có công với nước, bảo đảm có mức sống không thấphơn mức trung bình của dân cư trên cùng địa bàn.
Trong khi tập trung thực hiện cácnhiệm vụ nêu trên, phải đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ trên các lĩnh vựckhác, đặc biệt chú trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội,giữ vững chủ quyền quốc gia và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốctế.
Phát huy những tiến bộ đã đạtđược, kiên quyết khắc phục yếu kém, đề cao trách nhiệm, tinh thần tự lực tựcường, truyền thống đoàn kết - chung sức chung lòng, nhân dân ta, đất nước tanhất định sẽ vượt qua khó khăn thách thức, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ pháttriển kinh tế-xã hội năm 2013.
[1] Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012. Đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Tăng cường quốc phòng, an ninh và bảo đảm ổn định chính trị-xã hội. Tạo nền tảng phát triển vững chắc hơn cho những năm tiếp theo.
Theo TTXVN