Lưu giữ dấu vân tay trong quá khứ
Đây chính là căn phòng lưu giữ những tệp tin về dấu vân tay được Bộ phận Nhận dạng của FBI bắt đầu sử dụng trong Thế chiến thứ hai với mục đích thỏa mãn nhu cầu của các dịch vụ vũ trang. Tòa nhà này là DC Armory, một cơ sở vận hành đa chức năng.
Đến năm 1942, FBI đã bổ sung 400.000 thẻ hồ sơ mỗi tháng vào kho lưu trữ của mình và nhận được 110.000 yêu cầu "kiểm tra tên" mỗi tháng. Đến năm 1944, cơ quan này đã chứa khoảng 23 triệu bản ghi thẻ, cũng như 10 triệu bản ghi dấu vân tay.
Xung quanh cuộc chiến, chính phủ liên bang đã đầu tư nguồn lực khổng lồ cho FBI để điều tra những kẻ đào ngũ và gián điệp tiềm năng. Đến cuối năm 1943, FBI đã tuyển dụng khoảng 13.000 người để làm việc tại đây.
Nhà khoa học người Pháp Paul-Jean Coulier đã phát triển một phương pháp truyền dấu vân tay tiềm ẩn trên bề mặt sang giấy bằng cách sử dụng i-ốt bốc khói. Nó cho phép London Scotland Yard bắt đầu lấy dấu vân tay cá nhân và xác định tội phạm sử dụng dấu vân tay vào năm 1901.
Năm 1924, một đạo luật của quốc hội đã thành lập Ban Nhận dạng của FBI. Cục Nhận dạng Hình sự Quốc gia của IACP và Cục Nhận dạng Hình sự của Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã hợp nhất để tạo thành hạt nhân của các hồ sơ dấu vân tay của FBI. Đến năm 1946, FBI đã xử lý hơn 100 triệu thẻ vân tay trong các tệp được lưu trữ thủ công; và đến năm 1971, 200 triệu thẻ vân tay.
Ngay sau đó, các sở cảnh sát Hoa Kỳ đã áp dụng phương pháp tương tự và nhận dạng dấu vân tay đã trở thành thông lệ tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ.
Vụ án Scheffer năm 1902 là vụ án đầu tiên xác định, bắt giữ và kết tội kẻ giết người dựa trên bằng chứng dấu vân tay.
Việc xác định cá nhân thông qua dấu vân tay để thực thi pháp luật đã được coi là thiết yếu ở Hoa Kỳ kể từ đầu thế kỷ 20. Nhận dạng cơ thể bằng cách sử dụng dấu vân tay cũng rất có giá trị trong việc khác phục hậu quả của thiên tai và các hiểm họa do con người gây ra.
Quá trình kiểm tra và tìm kiến dấu vân tay trong kho dữ liệu thường mất khá nhiều thời gian, các nhân viên thường phải kiểm tra rất kỹ hàng chục ngàn tập tài liệu theo cách thủ công.
Lưu giữ dấu vân tay ngày nay
Kể từ năm 1924, FBI là kho lưu trữ dấu vân tay duy nhất của Hoa Kỳ. Máy tính lần đầu tiên được cài đặt để tìm kiếm các tệp này vào năm 1980. Kể từ năm 1999, FBI đã lưu trữ và truy cập cơ sở dữ liệu dấu vân tay của mình thông qua IAFIS kỹ thuật số (Hệ thống nhận dạng vân tay tự động tích hợp), hiện đang lưu giữ dấu vân tay và hồ sơ tội phạm của hơn 51 triệu đối tượng tiền án và hơn 1,5 triệu hồ sơ dấu vân tay dân sự (không phải tội phạm).
US Visit hiện đang nắm giữ một kho lưu trữ dấu vân tay của hơn 50 triệu người không phải là công dân Hoa Kỳ, chủ yếu ở dạng bản ghi hai ngón tay.
Khi một nhân viên liên bang dân sự mới nộp dấu vân tay như một phần của quá trình kiểm tra lý lịch của họ, dấu vân tay sẽ được chuyển đến Bộ phận Dịch vụ Thông tin Tư pháp Hình sự (CJIS) của FBI ở Clarksburg, Tây Virginia.
Tại đó, văn phòng sẽ kiểm tra dấu vân tay dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dấu vân tay tội phạm, đã có từ năm 1924.
Nhưng với việc văn phòng hiện nhận được gần 200.000 lượt gửi dấu vân tay mỗi ngày, các công cụ tự động hóa đã cho phép văn phòng xử lý hầu hết các yêu cầu gửi đến mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào của con người.
Gary Stroupe, nhà phân tích chương trình và quản lý giám sát tại Đơn vị Phân tích và Nhận dạng Sinh trắc học CJIS, cho biết: "Khi chúng tôi áp dụng tự động hóa, mọi bước trong đó đều không cần đến sự can thiệp của con người, ít nhất là theo một nghĩa nào đó".
Trong quá khứ, khi chưa có máy tính và quy trình tự động hóa, ngay cả khi có tới hàng trăm nhân viên kiểm tra dấu vân tay được đào tạo và làm việc suốt ngày đêm, cơ quan này vẫn phải đối mặt với tình trạng tồn đọng ngày càng tăng, mức tồi tệ nhất lên tới một triệu lượt gửi dấu vân tay đang chờ đối sánh.
Tuy nhiên tất cả đã thực sự thay đổi vào những năm 1990, khi FBI áp dụng Hệ thống Nhận dạng Vân tay Tự động Tích hợp và bắt đầu số hóa các dấu vân tay đến cũng như các dấu vân tay trong hồ sơ. Công nghệ này cho phép FBI xử lý công việc tồn đọng và cũng đẩy nhanh quá trình tìm kiếm tội phạm và kiểm tra lý lịch dân sự từ hàng tháng xuống hàng giờ.
Những nỗ lực này chỉ được tăng tốc nhờ bước đột phá công nghệ mới nhất, Hệ thống Nhận dạng Thế hệ Tiếp theo 2014, mang đến các thuật toán cải tiến cho phép cơ quan tự động hóa đến mức có thể xử lý tới 95% trong số 180.000 lượt gửi dấu vân tay hàng ngày mà không cần sự can thiệp của con người.
Nhìn lại quá khứ, Stroupe cho biết những nỗ lực tự động hóa của FBI đã mang lại nhiều lợi ích to lớn: Các đối tác thực thi pháp luật hiện có thể nhận được kết quả từ việc gửi dấu vân tay trong vài phút, thay vì vài tuần hoặc vài tháng. FBI hiện lưu trữ dấu vân tay của mình bằng kỹ thuật số và tiết kiệm chi phí lưu trữ vật lý hồ sơ dấu vân tay. Và văn phòng đã chuyển hàng trăm nhân viên sang các công việc thực thi pháp luật quan trọng khác của liên bang.
(Theo Trí Thức Trẻ)
Các vận động viên tham dự Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 nên có thêm một thứ trong hành trang, đó là điện thoại dự phòng.