Hơn 60 nghìn học sinh lớp 12 ở Hà Nội đang tham gia kỳ kiểm tra,ửtrunghọcphổthôngquốcgiaởHàNộiSaubuổithicómôngặpsựcốvềđềkeo giai ma khảo sát lớp 12 THPT, như một lần “thi thử” THPT Quốc gia do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức trong ba ngày 20 – 22/3. Sau 3 buổi thi đã có 2 môn gặp sự cố về đề.
Đề khá hay và vừa sức
Về đề kiểm tra môn Toán diễn ra chiều ngày 20/3, trên trang BigSchool, TS. Trần Nam Dũng đã có bình luận.
Học sinh Hà Nội (Ảnh Lê Anh Dũng) |
Theo TS Trần Nam Dũng, đề ra khá hay với cấu trúc tổng thể tương ứng với cấu trúc của đề minh hoạ và đề thử nghiệm mà Bộ GD-ĐT đã công bố. Tuy nhiên các câu hỏi không được phân theo từng khối kiến thức và độ khó dễ cũng không có quy luật nên chắc chắn sẽ gây khó khăn cho thí sinh. Theo tinh thần của Bộ GD-ĐT thì các câu hỏi sẽ được sắp xếp từ dễ tới khó để tạo tâm lý tốt cho học sinh.
Sau khi phân tích kỹ lưỡng các câu hỏi trong đề thi, TS Trần Nam Dũng nhận định “Đề thi này đã có những đóng góp tích cực về cách ra đề trắc nghiệm, có nhiều ý tưởng mới. Bên cạnh đó đề thi cũng có những sai sót (là điều khó tránh khỏi) mà tất cả chúng ta đều phải chú ý để khắc phục”.
Còn theo Zing, các giáo viên nhận định đề thi tổ hợp môn Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) trong kỳ thi khảo sát của Sở GD-ĐT Hà Nội vừa sức học sinh.
Trên báo này, thầy Ngô Thái Ngọ nhận xét các câu hỏi trong đề thi Vật lý sắp từ dễ đến khó theo cấu trúc của Bộ GD-ĐT, bám sát chương trình học. Học sinh cần nắm chắc kiến thức và các công thức cũng như phương pháp làm nhanh mới có thể làm kịp giờ. Đề chưa có câu vận dụng cao, để cho học sinh xuất sắc làm.
Theo thầy Lê Phạm Thành, giáo viên Hóa tại Hoc24.vn, đề Hoá học (mã 024) bao quát toàn bộ chương trình lớp 12, kiểm tra được kiến thức của học sinh. Đề phân bố hợp lý về tỷ lệ lý thuyết (27 câu, tương đương 67,5%) và bài tập toán (13 câu, tương đương 32,5%); chú trọng khai thác sâu và rộng lý thuyết Hoá; có khai thác dạng bài đồ thị và bảng phân biệt.
Tuy nhiên, đề thi chỉ có 1 câu hỏi liên hệ kiến thức thực tế (câu 60) và chưa khai thác chủ đề Hoá học với vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường. Nhiều câu hỏi còn thiên về yêu cầu "ghi nhớ", chưa thực sự khai thác nhiều kỹ năng suy luận - phân tích (không có dạng bài biện luận xác định cấu tạo của hợp chất hữu cơ).
Với đề Sinh học, thầy Thịnh Văn Nam, giáo viên THPT Đoàn Kết (Hà Nội) nhận định đề thi ra kiến thức tập trung chủ đạo vào phần di truyền (có 32 câu), phần tiến hoá có 6 câu, phần sinh thái học 2 câu. Đề chưa đúng ma trận đề của Bộ GD-ĐT, có lẽ do chương trình học chưa hoàn thành.
Các câu hỏi kiến thức cơ bản thuộc chương trình sinh học lớp 12. Có câu hỏi liên hệ thực tế và khai thác được vào cả bài thực hành. Tuy nhiên, tính phân loại không cao.
Hai môn thi gặp “sự cố” về đề
Đó là môn Toán thi chiều ngày 20/3 và môn Hóa thi sáng ngày 21/3.
Theo Báo Infonet, trong đề thi môn Toán có một câu hỏi mà cả 4 đáp án trả lời không có đáp án nào đúng. Sai sót này đã được Sở GD-ĐT Hà Nội xác nhận là ở khâu kỹ thuật làm đề.
Theo các giáo viên, câu 37 mã đề 015 môn Toán bị sai, cả 4 đáp án đưa ra đều không đúng; Câu 7 mã đề này bị thừa dữ liệu |
Còn Báo Dân tríđưa tin ở đề thi môn Hóa học vào sáng ngày 21/3, trong 24 mã đề, có mã 003, câu 62, khi đảo đề gốc để tạo ra 24 mã đề, lời dẫn đã đè lên phương án C khiến phương án này không có nội dung. Như vậy, trong 24 học sinh, chỉ có một học sinh gặp phải sai sót này.
“Ngay đầu giờ sáng 21/3, khi chưa bắt đầu thi, chúng tôi đã phát hiện ra sai sót này trong đề khảo sát môn Hóa nên đã báo cho các hội đồng thi nhắc nhở thí sinh chỉ chọn một trong 3 phương án (trừ phương án C)” ở câu hỏi này” - ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết.
Trao đổi về phương án khắc phục ở câu hỏi sai môn Toán học trước đó, ông Hoan cho hay Phòng Giáo dục Phổ thông đã báo cáo lên Ban Giám đốc để xin ý kiến giải quyết.
Theo đó, sau khi thi xong (ngày 22/3), khi các hội đồng chấm thi làm việc, Phòng Phổ thông cũng chuyển đáp án xuống các cơ sở. Dự kiến phương án xử lý sẽ cho tất cả các học sinh đều đạt điểm tối đa (0,2 điểm) ở câu hỏi này. Tuy nhiên, phương án này, theo ông Hoan, còn chờ Ban Giám đốc quyết định.
Chia sẻ thêm về quy trình soát lỗi đề thi, ông Hoan khẳng định: "Sở duyệt rất kĩ các lỗi chính tả nhưng đây do lỗi kĩ thuật, không phải do lỗi chuyên môn.
Ngay sau khi có tin sai sót một câu trong đề thi môn Toán, Sở GD-ĐT Hà Nội đã yêu cầu tất cả các cán bộ ra đề thi nghiêm túc kiểm tra toàn bộ các đề thi của những môn còn lại ngay trong đêm 20/3. Nhờ đó, Hội đồng đề đã kịp phát hiện sớm sai sót trong đề thi môn Hóa của sáng 21/3".
Để rút kinh nghiệm cho kì thi THPT chính thức sắp tới, theo ông Hoan, trước khi Bộ GD-ĐT chuyển đề thi chính thức xuống 63 tỉnh thành, Hội đồng in sao đề thi của Bộ GD-ĐT nên có Tổ rà soát đề thi lần cuối rồi mới chuyển đến các tỉnh thành trong cả nước. Việc này hết sức quan trọng và Bộ nên có văn bản chính thức về khâu kiểm duyệt nhằm chuẩn hóa đề thi.
"Chúng tôi nhận lỗi" “Chúng tôi cảm ơn các phương tiện thông tin đại chúng đã phán ánh sai sót trong đề khảo sát lớp 12 THPT năm 2017. Chúng tôi nhận lỗi và thừa nhận sai sót này, đồng thời trình phương án giải quyết lên Ban Giám đốc” - ông Phạm Hữu Hoan, Trưởng Phòng Giáo dục Phổ thông, Sở GD-ĐT Hà Nội nói khi trao đổi với báo chí. |
Ngân Anhtổng hợp