Luật chuyển giao công nghệ: Nên “siết” hay “mở”_ty le bong 88
Chuyển giao công nghệ còn hạn chế
Thesiếtty le bong 88o báo cáo Năng lực cạnh tranh toán cầu năm 2015 của WEF, Việt Nam đứng thứ 6 Đông Nam Á trong chỉ số năng lực cạnh tranh, trong khi trình độ công nghệ xếp hạng 92/140 trên toàn thế giới.
Tại TP.HCM, 96% doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ có trình độ công nghệ đạt mức trung bình. Máy móc, thiết bị yếu kém là 1 trong nhiều trở ngại khiến việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, không cạnh tranh nổi với hàng hóa nước ngoài.
Ông Đỗ Nam Trung, Trưởng phòng quản lý công nghệ, Sở KH&CN TP.HCM cho biết, trong hoạt động sản xuất, việc chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu và doanh nghiệp... là một nhu cầu tất yếu, thể hiện sự phát triển, đổi mới phù hợp với xu thế thị trường.
Hiểu được điều này, những năm qua, Sở KH&CN đã triển khai lập cơ sở dữ liệu trên 4.000 công nghệ phục vụ cho doanh nghiệp có nhu cầu chuyển giao. Tất cả những dữ liệu này đều được đưa lên cổng giao dịch công nghệ trực tuyến, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm khi có nhu cầu.
Bên cạnh đó, hàng năm, Sở cũng đã tổ chức Chợ cộng nghệ - thiết bị, giúp cho các cá nhân, tổ chức có cơ hội gặp gỡ, làm quen và trao đổi công nghệ cho nhau.
Hiện nay, theo quy định, với những hợp đồng chuyển giao công nghệ có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên, các bên phải tiến hành đăng ký chứng nhận hợp đồng chuyển giao công nghệ với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, theo ông Trung, hoạt động đăng ký chứng nhận này còn đang gặp khó khăn từ nhiều phía.
Cụ thể, ông Trung cho rằng, việc đăng ký chứng nhận hợp đồng chuyển giao công nghệ vẫn còn mang tính tự nguyện, dẫn đến việc doanh nghiệp thích thì đăng ký, không thì thôi, không bị xử lý. Theo thống kê, 80% số đăng ký chứng nhận chuyển giao là từ các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước chưa mặn mà lắm với quy định này.
Một khó khăn khác, hiện nay, chúng ta chưa có nhiều tổ chức có khả năng định giá, môi giới tư vấn công nghệ. Điều này khiến cho doanh nghiệp cứ loay hoay tự bơi để tìm kiếm sản phẩm phù hợp cho mình. Nhiều trường hợp phải mua với giá cao hơn giá trị thật rất nhiều lần mà không biết.
Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp thụ động trong đổi mới công nghệ còn chiếm phần lớn. Trong tương lai, khi quá trình hội nhập TPP hay ASEAN diễn ra mạnh mẽ, nếu không có sự thay đổi, doanh nghiệp sẽ có nguy cơ “chết” ngay trên chính sân nhà của mình.
Nới hay siết chặt?
Chia sẻ kinh nghiệm của chính mình, đại diện công ty Vĩ Long cho biết, trước đây, khi mới đi vào hoạt động, doanh nghiệp này cũng đã hợp tác với một số đơn vị để chuyển giao công nghệ phục vụ cho quá trình sản xuất.
“Trong quá trình thử nghiệm, máy móc chạy rất tốt khiến chúng tôi rất vui mừng. Thế nhưng, khi đưa vào sản xuất đại trà thì bắt đầu phát sinh lỗi. Sản phẩm chưa đưa được đến tay người tiêu dùng thì đã phải mang về lại, khiến công ty điêu đứng, tốn kém không biết bao nhiêu mà kể. Chỉ đến khi trải qua 5 lần sửa chữa, số máy móc này mới có thể đi vào hoạt động ổn định cho tới tận bây giờ”.
Từ đó, vị này cho rằng, khi chuyển giao công nghệ, doanh nghiệp cần phải có sự tìm hiểu kỹ càng và quy định chặt chẽ về việc hỗ trợ đào tạo và vận hành máy móc. Bởi không ít trường hợp, thiết bị, công nghệ chạy tốt ở nơi này nhưng lại gặp trục trặc ở nơi khác do những khác biệt về nguyên vật liệu đầu vào.