Nối tiếp Đà Nẵng,ệnNamĐịnhTuyểnngườihaytuyểnbằkết quả trận granada Nam Định giáng “đòn đau” vào các nhà quản lý giáo dục khi chỉ tuyển chọn công chức có bằng ĐH công lập. VietNamNet giới thiệu góc nhìn của nhà báo Thẩm Tuyên, Phó Tổng biên tập báo Pháp luật TP.HCM trước vấn đề đang được dư luận quan tâm này. Bài viết đăng tải trên báo Pháp luật TP.HCM.
Tư duy tuyển chọn công chức quá xơ cứng, cách làm thì lười biếng nên họ đã gây sốc cho xã hội.
Vẫn biết điều đầu tiên mà một nhà tuyển chọn nhân sự cần xem đến là bằng cấp. Bởi bằng cấp ít ra cũng cho người ta biết vài nét phác đầu tiên về trình độ tri thức, nghề nghiệp của một con người.
Tư duy bằng cấp ăn sâu vào nhà tuyển dụng!
Nhưng để tìm cho ra một nguồn nhân lực tốt không thể chỉ đơn giản là nhìn vào bằng cấp. Đó là kiểu tư duy tuyển dụng cũ kỹ của một thời quá vãng vừa thoát chủ nghĩa lý lịch, chưa tìm ra điểm tựa mới đành dựa tạm vào chủ nghĩa “duy bằng cấp”.
Tại sao các nhà tuyển dụng công chức Nam Định không đặt lại câu hỏi: Liệu những sinh viên giỏi thật của ĐH công lập có chịu đến với nghề công chức trong bối cảnh lương bổng, cơ hội nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến của nghề này… chưa đủ sức hấp dẫn họ? Hay cuối cùng, chỉ những tấm bằng ĐH công lập ở vào tình trạng “chuột chạy cùng sào” mới tìm đến?
Điều phải khẳng định, không thể đòi hỏi các nhà tuyển dụng phải “làm chính sách” cho ngành giáo dục. Tức là ngành giáo dục có bao nhiêu loại trường thì nhà tuyển dụng phải chấp nhận tất cả. Làm thế là cào bằng chứ không phải công bằng!
Nhưng nhà tuyển dụng cũng phải hiểu rằng người tài trong xã hội cạnh tranh có chân dung khác hẳn của thời bao cấp. Vậy tại sao Nam Định lại tự đóng khung mình vào “góc hẹp” của việc chọn người tài: ĐH công lập? Tư duy bằng cấp đã ăn sâu vào các nhà tuyển dụng!