Thiết kế
Vẻ ngoài của Realme C2 trông khá bắt mắt so với tầm giá của nó bởi chi tiết giọt sương tối giản ở phía trước kết hợp viền màn hình khá mảnh mai dù cầm vẫn dày.
Mặt lưng nhựa của máy cho cảm giác cầm ôm tay với phần viền được bo cong kết hợp họa tiết kim cương thú vị – chi tiết mà nó kế thừa từ đàn anh Realme 2. Ngoại trừ cụm camera nổi lên ở góc trái trên thì phần còn lại của lưng máy khá liền mạch vì Realme C2 không trang bị cảm biến vân tay,ảinghiệmRealmeCSmartphonechomọingườbang xep hang phan lan do đó thao tác mở khóa máy phải dựa vào khả năng nhận dạng khuôn mặt qua camera trước hoặc các hình mẫu, mã PIN quen thuộc.
Kết hợp với cỡ màn hình 6,1 inch nên tổng thể kích thước của Realme C2 vẫn khá gọn – xấp xỉ Realme C1 “tai thỏ” - cho thao tác bằng một tay, dễ cầm nắm với thiết kế bám tay của máy.
Chất lượng gia công của máy khá ổn trong tầm giá và phần khung cho cảm giác cứng cáp, chắc chắn. Hơi tiếc khi phần màn hình vẫn hơi nổi lên so với sườn máy nên cho cảm giác cầm, vuốt vẫn còn hơi cấn tay.
Realme C2 tiếp tục gắn bó với cổng microUSB và vẫn duy trì giắc tai nghe 3,5mm ở cạnh đáy. Máy hỗ trợ 2 nanoSIM đi kèm khe cắm microSD chuyên biệt để mở rộng bộ nhớ.
Tính năng
Realme C2 được trang bị màn hình IPS LCD 6,1 inch tỉ lệ 19,5:9 với độ phân giải HD+ khá khiêm tốn – nhưng phù hợp tầm giá – và được bảo vệ bởi kính Gorilla Glass 3.
Màn hình có mật độ điểm ảnh 282ppi nên chi tiết hiển thị sẽ bị rỗ nếu quan sát ở một khoảng cách gần. Nhưng máy vẫn có lợi thế màn hình rộng rãi cho nhu cầu giải trí.
Màu sắc được thể hiện ở mức trung tính với dải màu rộng với độ sáng tối ưu cho việc hiển thị trong nhà. Khả năng hiển thị ngoài trời của Realme C2 chưa tốt bởi độ sáng và góc nhìn khiêm tốn, đặc biệt gặp khó khăn khi cần quan sát trực tiếp dưới ánh nắng. Thông qua camera selfie, Realme C2 hỗ trợ nhận dạng mở khóa bằng khuôn mặt và tính năng này hoạt động tốt, nhanh chóng trong điều kiện ánh sáng đầy đủ đến trung bình, và gặp trở ngại chút ít khi ánh sáng yếu.