Trao đổi với cán bộ,ủtướngnêucâuhỏilớnvềđạihọctưthụmarseille đấu với montpellier giảng viên, sinh viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khi dự lễ kỷ niệm 20 năm thành lập trường, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc muốn lắng nghe quan điểm của trường về 4 vấn đề then chốt, đồng thời đặt ra 5 yêu cầu.
5 yêu cầu
Đó là thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nội dung, phương thức đào tạo để phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất của người học; học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn; đào tạo phải gắn với nhu cầu thị trường lao động. Đội ngũ sinh viên tốt nghiệp có đủ năng lực, trình độ thực tiễn, đáp ứng tốt nhu cầu của nhà tuyển dụng.
Thủ tướng biểu dương những thành tích mà Đại học Kinh doanh và Công nghệ đã đạt được trong 20 năm qua. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Thứ hai, trường cần tiếp tục phát huy thế mạnh của mình, xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý ngày càng vững mạnh. Đồng thời, cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề tài nghiên cứu, tham gia phản biện và nghiên cứu góp phần hoàn thiện thể chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Các nghiên cứu phải gắn với thực tiễn đời sống kinh tế xã hội, giải quyết được những vấn đề mà nền kinh tế, doanh nghiệp và xã hội đặt ra, đặc biệt là có khả năng công bố quốc tế.
Thứ ba, Thủ tướng mong muốn sinh viên cần có quyết tâm cao để học thật giỏi, rèn luyện đạo đức, nhân cách, nêu cao tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, có những ước mơ, hoài bão lớn; năng động sáng tạo trong học tập, nghiên cứu và hoạt động thực tiễn, trang bị kiến thức cùng với các kỹ năng mềm thật tốt, chuẩn bị hành trang thật đầy đủ để vào đời một cách bản lĩnh và tự tin....
Thứ tư, trường tiếp tục quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ dạy và học (phòng học, thư viện, trang thiết bị thực hành...); ưu tiên dành phần thặng dư ngân sách hàng năm có được để tái đầu tư; cấp nhiều học bổng cho sinh viên xuất sắc, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên học các chuyên ngành sư phạm ở vùng sâu, vùng xa, thuộc các dân tộc thiểu số... Đặc biệt cần trang bị kỹ năng khởi nghiệp cho sinh viên; tổ chức nhiều hoạt động thực tiễn giúp sinh viên sáng tạo, trải nghiệm để trưởng thành về trí tuệ và năng lực thực hành.
Thứ năm, trường cần không ngừng hoàn thiện mô hình tổ chức, hoạt động để trở thành một điển hình tốt về cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập; tích cực đóng góp, đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan với các cơ quan chức năng để tiếp tục hoàn thiện mô hình giáo dục đại học ngoài công lập và hệ thống giáo dục nói chung.
4 câu hỏi lớn
Nhân dịp này, Thủ tướng cho biết ông và Bộ trưởng Bộ GD-ĐT muốn lắng nghe quan điểm của trường về một số vấn đề then chốt: tuyển sinh, tự chủ đại học, huy động các nguồn lực tài trợ và hạ tầng cơ sở đất đai.
Thủ tướng đề nghị trường mạnh dạn đề xuất mô hình và giải pháp đột phá trong tuyển sinh của trường nói riêng cũng như cho các trường đại học nói chung.
Thủ tướng thăm Khoa Y của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ. Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Bên cạnh đó, là một trường đại học tư thục, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội có được trao quyền tự chủ tối đa trong quản trị đại học hay không? Thủ tướng muốn nghe các đề xuất từ phía trường trong vai trò là một trường đại học tư thục về những chính sách và giải pháp để nâng cao tính tự chủ trong quản trị đại học của trường nói riêng, các trường tư thục nói chung thời gian tới.
Vấn đề thứ ba là huy động nguồn lực, nguồn viện trợ, tài trợ trong vai trò của mình. Từ góc nhìn của nhà trường, Chính phủ cần làm gì, bằng cơ chế và chính sách nào để người dân không chỉ có người giàu, bất kỳ người Việt Nam nào, trong nước hay nước ngoài, đều có thể đóng góp sức người, sức của, tiền bạc, vật chất, trí tuệ, vốn… vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam nói chung, giáo dục đại học Việt Nam nói riêng.
Thứ tư là vấn đề đất đai và cơ sở hạ tầng. Tiếp cận đất đai và đầu tư cơ sở hạ tầng đối với trường tư thục thường khó khăn và tốn kém đối với nhiều trường đại học. Với vị trí là một trường đại học tư thục, nhà trường có gặp khó khăn này không? Không chỉ trước mắt mà trên cơ sở định hướng phát triển lâu dài của mình, đâu là cơ chế và chính sách liên quan đến đất đai và vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng mà được cho là rào cản của Nhà nước nói riêng cũng như đối với các trường đại học tư thục hiện nay? Nhà trường có đề xuất gì để tháo gỡ các khó khăn này, không chỉ cho nhà trường mà cho cả khối trường đại học tư thục nói chung.
Theo VGP
(责任编辑:Cúp C2)