Chị Phạm Thị Ngọc Bích (quê An Giang) buông tiếng thở dài,ầmxemáycũđượctriệuđồngmẹđơnthânchẳnglođủtiềncứkèo bóng đá số nhỏ giọng phân bua: “Tôi không còn một ai để cậy nhờ nữa mới đành gửi đơn cầu cứu”. Con gái chị, một đứa trẻ ngoan ngoãn, học giỏi lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Phan Ngọc Trâm (SN 2002) khi còn đi học thường có biểu hiện xanh xao, mệt mỏi. Kỳ nghỉ hè lớp 8, con bị ngất xỉu, được mẹ đưa đi bệnh viện ở địa phương. Bác sĩ nói do con thiếu máu nên truyền máu rồi hẹn ngày tái khám. Tuy nhiên, cuộc sống khó khăn nên chị Bích chẳng thể đúng hẹn. Đến tận cuối năm, sức khỏe của Trâm ngày càng xấu đi, người thân mới gom góp được chút ít để chị Bích đưa con lên thành phố khám bệnh. Khi bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 yêu cầu cho con gái nhập viện để theo dõi, vì việc thiếu máu dai dẳng của con khá bất thường, chị Bích chẳng có tiền nên đành xin cho con về bồi bổ bằng dinh dưỡng. 20 ngày sau tái khám, bác sĩ thông báo con bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Chị Bích lúc này mới bủn rủn chân tay, choáng váng tinh thần. Còn Trâm lại chẳng biết rằng ác mộng của mình mới vừa bắt đầu. Ngay khi được chuyển sang Khoa Thận - Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2, Trâm phải nằm viện kéo dài và lọc máu nhân tạo từ đó. Cô bé chẳng trách dù mẹ đã cãi lời bác sĩ, không cho con nhập viện sớm hơn, bởi con biết mẹ đã vô cùng vất vả. Cầm cố phương tiện mưu sinh cuối cùng 12 năm trước, khi phát hiện chồng có người phụ nữ khác, chị Bích tay trắng ôm 2 con nhỏ về nương nhờ nhà mẹ đẻ. Khi ấy, Trâm mới 8 tuổi, em trai chưa đầy 2 tuổi. Mẹ chị Bích cũng nghèo, 3 mẹ con được dựng cho căn nhà nhỏ ghép bằng tôn và ván gỗ trên mảnh đất phía sau nhà, lụp xụp và tạm bợ. Nắng thì chói xuyên đỉnh đầu, mưa lại dột ướt nhẹp cả đồ đạc. Để có tiền nuôi con, chị phải gửi 2 đứa nhỏ cho mẹ già trông nom để đi làm, khi thì buôn bán lặt vặt, lúc lại đi giúp việc hoặc phụ quán ăn, tất bật từ sáng đến tối mới kiếm đủ miếng ăn. Bởi vậy, thời điểm con gái mới phát bệnh, vừa do chủ quan, vừa do không có tiền, chị mới chần chừ để rồi bệnh của cô bé nặng thêm. Trâm chạy thận tại Bệnh viện Nhi đồng 2 gần 2 năm, sau đó chuyển sang Bệnh viện Quân Y Quân đoàn 4. Đến lúc dịch bệnh bùng phát năm 2020, chị Bích mới xin cho con chuyển về quê điều trị. “Ở quê khó kiếm việc, thu nhập lại thấp. Đáng lý con phải chạy 3 lần một tuần, nhưng không lo nổi nên tôi xin bác sĩ cho con chạy 2 lần thôi”, chị trải lòng. Bởi vậy mà chất độc còn tích tụ nhiều trong cơ thể khiến Trâm thường xuyên mệt mỏi, khó thở. Bệnh của con cũng đã bị biến chứng sang suy tim. Để có tiền cho con chạy chữa, chị Bích vay mượn khắp người thân, quen. Khi không còn ai giúp được nữa, chị phải cầm cố chiếc xe máy, tài sản lớn nhất của mình, đổi lấy 7 triệu đồng. Số tiền ấy chỉ đủ lo liệu cho Trâm gần 2 tháng. Đến nay, cũng đã gần 4 tháng mà chị chưa thể chuộc xe về nên không thể đi làm xa được nữa, đành ở nhà mở quầy nước nho nhỏ. Những lúc Trâm khỏe, con sẽ phụ mẹ trông quán, chị Bích xin công việc gần nhà để làm thêm, nhưng cũng họa hoằn mới có. Từ nhỏ, Trâm đã chứng kiến mẹ tảo tần để nuôi 2 chị em, giờ đây lại vì bệnh của mình mà lo toan đến mất ăn mất ngủ, con ao ước được trợ giúp tiền chữa bệnh, để đôi vai mẹ con được vơi bớt gánh nặng bạc tiền. (Ảnh: GĐCC)
|