Tại lễ trao bằng tốt nghiệp của Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn,ữsinhngườiTháiLantốtnghiệpthủkhoaTrườngĐHKHXHNVvớiđiểti so bóng da Lalitpat Kerdkrung “vỡ oà” khi nghe thấy tên mình được xướng lên là thủ khoa đầu ra toàn khoá của trường năm 2019.
Cô gái người Thái hơn 4 năm trước còn chưa nói sõi Tiếng Việt, giờ đây đã vượt qua rất nhiều sinh viên Việt Nam để đạt thành tích cao nhất và được mọi người biết tới với danh hiệu “Thủ khoa người Thái”.
Nữ sinh người Thái Lan tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH KHXH&NV với 3.92/4 điểm
Lalitpat Kerdkrung (1995), tên Việt Nam là Trang, có tình yêu tha thiết với Việt Nam. Ước mơ được đi du học tại đây của Lalitpat Kerdkrung nhen nhóm từ những năm học cấp 3.
“Thời cấp 3 mình được học các môn Lịch sử và Địa lý của Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Mình luôn tự hỏi tại sao bản thân lại biết đến kiến thức khu vực khác nhiều hơn khu vực xung quanh mình, mặc dù những quốc gia xung quanh đất nước mình đều rất gần gũi và có sự ảnh hưởng rất lớn.
Mình cảm thấy nếu có cơ hội được tìm hiểu thêm về các nước Đông Nam Á, chắc chắn mình sẽ lựa chọn Việt Nam - một đất nước có lịch sử chiến tranh oai hùng. Mình rất tò mò về đất nước này và luôn cảm thấy mọi thông tin được học là không đủ”, Lalitpat Kerdkrung nói.
Cũng vì bất ngờ về hình ảnh một đất nước “gắn với chiến tranh, bom đạn” nhưng lại có thể đứng dậy mạnh mẽ sau vài chục năm kết thúc chiến tranh, Lalitpat Kerdkrung đã tìm mọi cách để được đến Việt Nam du học.
“Đó là lý do mà năm 2013, khi Chính phủ Hoàng gia Thái Lan tổ chức cuộc thi học bổng hàng năm, trong đó có học bổng dành cho Bộ Ngoại Giao gồm 6 nước với 3 nước khu vực ASEAN là Indonesia, Malaysia và Việt Nam, mình quyết tâm đi thi”.
Mặc dù mỗi học bổng chỉ chọn một người, nhưng may mắn, Lalitpat Kerdkrung đã được lựa chọn.
Mặc dù mỗi học bổng chỉ chọn một người, nhưng may mắn, Lalitpat Kerdkrung đã được lựa chọn.
Cùng thời điểm này, Lalitpat Kerdkrung biết tin mình thi đỗ vào một trong những trường đại học tốt nhất của Thái. Bố mẹ cô do dự hỏi con: “Con có thực sự muốn đi hay không?”
“Là những người không hiểu biết nhiều về Việt Nam, họ rất sợ để mình tự lập tại một đất nước xa lạ. Tuy nhiên, mình đã nỗ lực rất nhiều để đạt học bổng này. Do vậy, mình không muốn bỏ cuộc”, Lalitpat Kerdkrung nói.
Tiếng Việt không phải là một ngôn ngữ phổ biến ở Thái Lan. Lalitpat Kerdkrung kỳ vọng chính điều không phổ biến này sẽ là cơ hội để cô được chia sẻ kiến thức mình đã học tới mọi người.
Học Tiếng Việt tại Thái 3 tháng trước khi sang Việt Nam, nhưng những ngày đầu du học, Lalitpat Kerdkrung vẫn chưa thể nghe viết được.
“Mình chủ yếu giao tiếp... bằng tay. Ngôn ngữ Tiếng Việt đa nghĩa và nhiều từ tương đồng khiến mình bị “loạn” khi sử dụng. Vì thế mục tiêu của mình khi ấy chỉ là có thể theo học và tốt nghiệp ra trường. Danh hiệu thủ khoa là điều mình chưa từng nghĩ tới”.
Lalitpat Kerdkrun cũng cảm thấy bị sốc với một số chuyện như: Tại sao Việt Nam có nhiều xe máy thế? Tại sao người Việt Nam cứ thích bấm còi liên tục? Tại sao người Việt hay ồn ào?
“Nhưng sau khi mình bắt đầu đi học tiếng Việt tại Khoa Việt Nam học, mình dần dần hiểu được và biết thêm về văn hóa Việt Nam. Từ đó, mình đã mở lòng để tiếp xúc nhiều hơn với người bản địa. Giờ đây, mình cảm thấy hầu hết người Việt Nam đối xử với mình thật là đáng yêu và thành thật”.
Học Tiếng Việt tại Thái 3 tháng trước khi sang Việt Nam, nhưng những ngày đầu du học, Lalitpat Kerdkrung vẫn chưa thể nghe viết được.
Nhận được học bổng toàn phần, Lalitpat Kerdkrung không nghĩ nhiều tới việc đi làm thêm. Cô dành tất cả thời gian cho việc học và tìm hiểu văn hoá Việt.
“Mình không bao giờ nghỉ học trừ khi có việc cực kỳ gấp. Học Tiếng Việt khá khó nên khi tới lớp, có từ nào không hiểu mình có thể hỏi luôn thầy cô, bạn bè.
Trước khi thi môn nào đó mình cũng dành thời gian ôn tập rất nhiều. Mình luôn rơi vào trạng thái cảm thấy đọc bao nhiêu vẫn là không đủ nên cứ thế đọc rồi ghi ra giấy.
Trên lớp mình cũng chú ý nghe nhiều hơn ghi chép, hoặc vừa nghe vừa ghi lại từ khoá hay những điều bản thân cảm thấy thú vị”.
Vì thế, những tiết học trên lớp luôn khiến Lalitpat Kerdkrun bị lôi cuốn và cảm thấy thực sự thú vị.
“Mình thích không khí học tập tại khoa của mình. Đó là một môi trường đa văn hoá với các sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Đức,…
Ví dụ khi học môn Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ có một số văn hóa như Nho giáo giống với người Trung Quốc. Các thầy cô sẽ hỏi ý kiến của sinh viên Trung Quốc để so sánh ngược trở lại với Việt Nam.
Hay khi nhắc đến đạo Phật, thầy cô sẽ đặt câu hỏi: “Còn ở Thái Lan thì như thế nào?”. Nhờ vậy tất cả các bạn trong lớp sẽ có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn về văn hóa các nước, từ châu Á đến châu Âu. Đây là những trải nghiệm rất thú vị mà không phải lúc nào mình cũng có cơ hội tiếp cận”.
Chinh phụ được hầu hết các môn học, nhưng khó nhất với Lalitpat Kerdkrun vẫn là môn Triết.
“Ở Thái không dựa vào triết học Mác – Lênin. Vì thế nhiều từ, nhiều câu trong môn này khiến mình thấy khó hiểu”.
Cô gái người Thái còn gây ấn tượng khi đạt điểm tối đa khoá luận tốt nghiệp
Cô gái người Thái còn gây ấn tượng khi đạt điểm tối đa khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Chính sách đối ngoại của vương quốc Xiêm và Đại Nam đối với các nước phương Tây nửa đầu TK XIX”.
Hoàn thành khoá luận này với Lalitpat Kerdkrun không phải điều dễ dàng bởi cô phải viết và tham khảo những tài liệu bằng tiếng Việt - một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ.
Trong thời gian làm khóa luận, Lalitpat Kerdkrun cũng phải bay về Thái trong gần 3 tuần để thu thập tư liệu cho đề tài khóa luận.
Đứng trước hội đồng giám khảo và nhận được những lời khen, Lalitpat Kerdkrun vô cùng hạnh phúc và tự hào vì đây là bằng chứng đáng tin cậy nhất chứng tỏ việc học tiếng Việt và học tại Việt Nam của cô đã thành công.
Ngày Lalitpat Kerdkrun nhận bằng tốt nghiệp, cả mẹ và bà ngoại cô đều sang tham dự. Lalitpat Kerdkrun cũng kiêm luôn vai trò hướng dẫn viên du lịch đưa mẹ và bà đi chơi Đà Nẵng, Hội An.
Khi thấy con gái nhận danh hiệu thủ khoa, mẹ Lalitpat Kerdkrun cảm thấy rất... ngại vì đây là trường đại học của người Việt.
“Mẹ mình sau sự bất ngờ là nỗi lo lắng vì sợ mình bị... ghét”, cô gái 24 tuổi chia sẻ.
Tháng 9 này Lalitpat Kerdkrung sẽ tiếp tục lên đường học tiếp bậc thạc sĩ tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (Anh).
"Trong tương lai, mình mong muốn sẽ được làm việc tại Đại sứ quán. Mình cũng mong sẽ cơ hội được quay trở lại Việt Nam", Lalitpat Kerdkrun nói,
Thúy Nga
- Vượt qua hàng ngàn sinh viên để trở thành thủ khoa khóa Dược đầu tiên của Trường Đại học Tyler, Hồng Ngọc được vinh dự đứng trước toàn trường phát biểu trong buổi lễ tốt nghiệp.
(责任编辑:World Cup)