Hợp tác giữa IBM với Five9cùng những thành tựu đầu tiên tại Việt Nam trong đào tạo, ứng dụng về Điện toán biết nhận thức (ĐTBNT) được 2 doanh nghiệp công bố ngày 20/4. Theo đó, Five9 là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam sử dụng giao diện lập trình ứng dụng Watson API trên nền tảng đám mây IBM Bluemix để triển khai các giải pháp mang tính thay đổi toàn diện các ngành KT-XH, bắt đầu với tài chính-ngân hàng, y tế và truyền hình.
Chủ tịch HĐQT Công ty Five9 Nguyễn Trọng Huấn cho biết, Five9 vốn là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, tập trung vào dịch vụ thoại quốc tế và hệ thống mạng lõi cho các doanh nghiệp viễn thông, tài chính. Song những năm gần đây, sự phát triển, cạnh tranh rất mạnh của các ứng dụng OTT như Viber/WhatApp/Skype… làm cho dịch vụ thoại quốc tế giảm mạnh. Trong bối cảnh đó, cũng như các doanh nghiệp viễn thông khác, Five9 đã phải trăn trở tìm hướng đi mới để phát triển.
“Trong một lần trao đổi với Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Đại Dương, tôi đã nhận được câu hỏi “Doanh nghiệp Việt Nam làm được gì trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0)? Câu hỏi này thiên về phương diện quản lý nhà nước nhưng đã được chúng tôi suy nghĩ, tìm lời giải ở góc độ doanh nghiệp”, ông Huấn chia sẻ.
Đề cập về CMCN 4.0, theo ông Huấn, là nói đến Tự động hoá, Điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI)…Trong đó nhiều điểm chưa phải là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam và Five9. Tuy nhiên, trong tất cả các lĩnh vực trên, phần mềm đóng vai trò quan trọng, cốt lõi.
Ông Huấn đánh giá, Việt Nam không có thế mạnh về sản xuất phần cứng song phần mềm dường như lại là thế mạnh của chúng ta. Vị Chủ tịch Five9 cho biết thêm, trong khoảng 10 năm qua, FPT đã làm rất tốt việc đưa ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam vươn ra thế giới: “Do đặc thù của Five9 là kinh doanh dịch vụ thoại quốc tế, tôi đã đi và gặp nhiều đối tác quốc tế, khi giới thiệu mình ở Việt Nam, họ đều hỏi chúng tôi có làm phần mềm không!”.
Ở một góc nhìn khác, ông Huấn phân tích: “Có lẽ do đặc thù của nền giáo dục Việt Nam, rất nhiều phụ huynh cho con học các trường chuyên, lớp chuyên, đặc biệt là chuyên Toán. Các bạn trẻ Việt Nam đã giành được nhiều giải thưởng cao trong các kỳ thi về Toán trong khu vực cũng như trên thế giới. Điều này có thể là nền tảng tốt để Việt Nam đầu tư phát triển về trí tuệ nhân tạo”.
Từ những nhận định kể trên, ông Huấn cho rằng, lập trình phần mềm chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo, big data, hệ thống phần mềm thông minh có thể sẽ là thế mạnh của Việt Nam trong CMCN 4.0. Ngoài ra, đây là lĩnh vực có mức thu nhập tốt hơn hẳn so với lập trình ứng dụng thông thường. Vì thế, Five9 quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phần mềm và chuyên sâu về các công nghệ nhận thức.
Trí tuệ nhân tạo là lĩnh vực mới và các doanh nghiệp lớn trên thế giới như Google, Facebook, Apple, Microsoft, IBM .. và ở Việt Nam có Viettel, VNPT, FPT… đã đầu tư vào lĩnh vực này với tiềm lực lớn về tài chính và nhân sự. Bên cạnh việc ứng dụng, họ còn đầu tư vào xây dựng các nền tảng. “Five9 chưa đủ nguồn lực để ngay lập tức xây dựng nền tảng về trí tuệ nhân tạo và big data của riêng mình nên chúng tôi chọn hướng hợp tác với doanh nghiệp lớn đã có sẵn nền tảng trí tuệ nhân tạo để có thể nhanh chóng triển khai nền tảng đó vào ứng dụng tại Việt Nam”, ông Huấn nói.
(责任编辑:La liga)