Một Alibaba khác
Trong suốt nhiều tháng,ảncủaJackMaởAlibabasẽbiếnđổimãimãidướibàntayngườikếnhiệsoi keo bong da hom nay Daniel Zhang túm tụm cùng nhóm nhỏ trong một nhà xe ngầm ở Thượng Hải. CEO Alibaba đang làm việc với một kế hoạch bí mật mà nhiều cấp dưới của ông ở trụ sở cách đó 160 km có lẽ cũng phải thốt lên về sự "điên rồ". Zhang muốn phát triển một công ty khởi nghiệp bên trong gã khổng lồ thương mại điện tử, trong đó kết hợp cửa hàng tạp hóa, nhà hàng và ứng dụng giao hàng cùng với việc sử dụng robot và nhận dạng khuôn mặt để tăng tốc hậu cần và thanh toán.
Với tên gọi Freshippo, dự án này trở thành một phần chính trong kế hoạch chi tiết của Zhang trong việc tái định hình tương lai của Alibaba với 150 cửa hàng trên 17 thành phố của Trung Quốc. Trong một cửa hàng ở Hàng Châu, các thùng nhựa chứa hàng tự động di chuyển theo những đường ray nằm trên hành lang, thu thập hàng hóa từ khắp cửa hàng để đáp ứng các đơn hàng trực tuyến. Người vận chuyển sẵn sàng đưa hàng hóa tới bất cứ nơi nào trong bán kính 3,2 km trong vòng chưa đầy 30 phút.
Freshippo là một phần trong cái mà Alibaba gọi là chiến lược bán lẻ mới. Ý tưởng về các cửa hàng kết hợp trực tuyến và ngoại tuyến là của CEO Freshippo Hou Yi, người được Zhang truyền cảm hứng sau một cuộc gặp năm 2014. Ngồi trò chuyện ở quán café, Zhang đã thuyết phục Yi gia nhập Alibaba và cho anh ta 100 triệu USD để bắt đầu dự án khởi nghiệp mà không hề đặt áp lực lợi nhuận trong 2 năm đầu tiên.
"Sau đó tôi mới biết ông ấy quyết tâm đến mức nào. Nó như là quyết định khởi nghiệp thứ 2 của Zhang. Ông ấy nói rằng sau rất nhiều năm, ông ấy cuối cùng cũng có thể tìm được một dự án đủ khả năng vượt qua Tmall", Hou chia sẻ.
Freshippo còn cách thành công một quãng đường rất xa. Lợi nhuận mỏng trong ngành kinh doanh tạp hóa kết hợp với một số công ty khởi nghiệp kêu gọi được số tiền tài trợ khổng lồ đang cạnh tranh với Zhang. Một liên doanh giao hàng của Alibaba có tên Ele.me cũng đang đốt tiền trong cuộc đầu với Meituan.
Với Zhang, thị trường giao thực phẩm có ý nghĩa to lớn. Alibaba muốn chiếm ít nhất 50% thị trường này để có lợi thế cạnh tranh trong các hình thức kinh doanh liên quan, chẳng hạn như dịch vụ thanh toán kỹ thuật số.
Mở rộng ra nước ngoài có thể là thách thức lớn nhất với Alibaba của Zhang. Jack Ma từng cam kết một ngày nào đó, doanh thu từ nước ngoài sẽ chiếm một nửa doanh thu của Alibaba. Mục tiêu này cũng tiếp tục được Zhang theo đuổi sau khi nhà sáng lập về hưu. Tuy nhiên, đó là mục tiêu khá xa vời với Alibaba.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc đã đầu tư 4 tỷ USD vào Lazada của Singapore trong nỗ lực mở rộng sang Đông Nam Á. Tuy nhiên, nó gặp khó khăn ở nhiều thị trường, trong đó có những thị trường then chốt như Indonesia. Hồi tháng 3, Lazada có CEO thứ 3 trong vòng 9 tháng.
Duy trì tốc độ tăng trưởng của Alibaba là một bài toán khó dù không ai phủ nhận những động lực hiện có. Trong khi đó, các sáng kiến mới cũng khiến Zhang gánh chịu thiệt hại. Ngay cả theo tiêu chuẩn khắc nghiệp của ngành công nghiệp công nghệ Trung Quốc, Zhang đang quá tải. 996, làm việc từ 9h sáng tới 9h tối trong 6 ngày mỗi tuần là tiêu chuẩn bình thường với một người làm công nghệ Trung Quốc. Tuy nhiên, với Zhang, ông thường không có ngày nghỉ.
Bên cạnh việc vượt qua các đối thủ, Zhang còn phải vượt qua cái bóng của Jack Ma. Người ta thường hoài cổ về nhà lãnh đạo cũ khi doanh nghiệp gặp khó khăn. "Nối gót nhà sáng lập luôn là điều rất khó. Nó còn khó hơn nhiều khi bạn phải theo ai đó với tầm vóc toàn cầu", Jeffrey Sonnenfeld của trường quản lý Đại học Yale nhận định.