Thời gian qua,ườngvangvọngtiếngdânhận định trận udinese cứ vào thời điểm trước kỳ họp HĐND thị xã, người dân tại 7 phường trên địa bàn TX.Dĩ An lại khấp khởi mong chờ để được nói lên tâm tư, nguyện vọng, những ý kiến đóng góp xây dựng Đảng, chính quyền và lắng nghe các ngành chức năng trả lời những vấn đề bức thiết một cách trực tiếp trên hệ thống loa phát thanh tại địa phương. Trong khi tại một số nơi trên cả nước, “loa phường” có vẻ đang bị lãng quên, thậm chí có nơi còn đề nghị bỏ hẳn, thì tại TX.Dĩ An, từ một chương trình phối hợp với HĐND, “loa phường” đang làm rất tốt sứ mệnh của mình và được đông đảo người dân đón nhận.
Bà Ngô Ngọc Điệp (giữa), Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND TX.Dĩ An và bà Nguyễn Thị Tuyết (bìa trái), Trưởng Đài truyền thanh TX.Dĩ An trao đổi với phóng viên Báo Bình Dương về chương trình “Alo! Thường trực HĐND TX.Dĩ An xin lắng nghe”.Ảnh: THÀNH SƠN “Alo! Thường trực HĐND TX.Dĩ An xin lắng nghe” là tên của chương trình đối thoại với cử tri và nhân dân được Thường trực HĐND TX.Dĩ An phối hợp với Đài Truyền thanh địa phương thực hiện. Không chỉ nhằm đổi mới hoạt động của HĐND, chương trình còn cụ thể hóa phương châm: Lắng nghe dân nói, nói để dân hiểu, làm để dân tin. Cách đây gần 1 năm, ngày 29-10-2016, trên hệ thống loa phát thanh tại 7 phường của TX.Dĩ An bỗng vang lên giọng phát thanh trong trẻo: “Alo! Thường trực HĐND TX.Dĩ An xin lắng nghe” đi kèm với nhạc hiệu êm ái. Và liền sau đó, nhiều người dân địa phương cảm thấy bất ngờ khi nghe thấy giọng nói của những người hàng xóm vang lên trên hệ thống loa phát thanh, gửi đến các câu hỏi về nhiều vấn đề dân sinh bức thiết. Sau mỗi câu hỏi, người dân ai cũng thỏa lòng khi nhiều nội dung được lãnh đạo các cơ quan hữu quan trả lời thỏa đáng.
Bà Ngô Ngọc Điệp, Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch HĐND TX.Dĩ An chia sẻ, Dĩ An là địa bàn có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ của tỉnh, sự gia tăng dân số cơ học cao, kéo theo nhiều vấn đề mới phát sinh liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân như ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông, cấp thoát nước, an ninh trật tự đô thị, giáo dục đào tạo... Xuất phát từ yêu cầu muốn lắng nghe, phản ánh ý kiến của người dân đến cấp ủy, chính quyền trong việc giải quyết những nhu cầu bức xúc hàng ngày, nhằm đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, Thường trực HĐND thị xã đã bàn bạc và thống nhất phối hợp với Đài Truyền thanh thị xã thực hiện chương trình này. Theo đó, trước mỗi kỳ họp, từ việc tổng hợp ý kiến cử tri, Thường trực HĐND thị xã chọn ra một chủ đề “nóng”, được đông đảo cử tri quan tâm để tổ chức chương trình đối thoại với người dân. Sau khi đã chọn được chủ đề, Thường trực HĐND thị xã thông báo rộng rãi trong nhân dân, mời các “tư lệnh” ngành và lãnh đạo UBND, HĐND thị xã đến phòng thu của Đài Truyền thanh để “đăng đàn” trả lời trực tiếp những câu hỏi mà người dân gửi đến qua số điện thoại tổng đài: 373.67.67. Thời lượng thực hiện chương trình kéo dài khoảng gần 2 giờ đồng hồ. Nét độc đáo của chương trình là được phát trực tiếp trên tần số phát thanh và hệ thống loa tại 7 phường trên địa bàn thị xã. Chính vì thế, khi một người dân nêu ý kiến phản ánh về một vấn đề dân sinh bức thiết nào đó, thì đông đảo cử tri và nhân dân của 7 phường cũng đều như được hỏi và được lắng nghe các ngành chức năng trả lời. Hơn thế nữa, đây là cuộc đối thoại trực tiếp của các “tư lệnh” ngành địa phương với người dân và được phát thanh trực tiếp, rộng rãi nên hầu như các câu hỏi đều rất thẳng thắn và người trả lời cũng rất có trách nhiệm, không có tình trạng “nể nang” dễ thấy như trong buổi chất vấn giữa đại biểu với các ngành chức năng trong các kỳ họp HĐND. Không những vậy, theo bà Điệp, trong quá trình đối thoại, khi một vấn đề nêu lên mà chưa được làm rõ, cử tri vẫn có thể “chất vấn” lại. Đồng thời, trong chương trình còn có sự tham gia của lãnh đạo UBND, Thường trực HĐND thị xã nên khi các “tư lệnh” ngành trả lời chưa thấu đáo, lãnh đạo UBND và Thường trực HĐND thị xã sẽ yêu cầu trả lời đầy đủ hơn, thậm chí là lãnh đạo UBND thị xã sẽ trực tiếp tham gia trả lời. “Những vấn đề đã trả lời trước dân thì ngành chức năng và UBND phải có trách nhiệm thực hiện. Chính vì thế, chúng tôi thực hiện chương trình này là để đổi mới hoạt động, nhất là trong hoạt động giám sát nhằm phát huy tốt vai trò của HĐND, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới của địa phương”, bà Điệp cho biết. Đặc biệt, “Alo! Thường trực HĐND TX.Dĩ An xin lắng nghe” còn nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường đối thoại với dân, giảm bớt khiếu nại, khiếu kiện đông người, nâng cao vai trò trách nhiệm của cơ quan chức năng trong giải quyết những vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, những vấn đề dân sinh bức thiết tại địa phương... (còn tiếp) Theo ông Phạm Ngọc Ẩn, Trưởng ban Tuyên giáo Thị ủy Dĩ An, chương trình “Alo! Thường trực HĐND TX.Dĩ An xin lắng nghe” được tổ chức với mong muốn đổi mới hình thức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp và tăng cường hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp HĐND thị xã; trong đó tập trung giám sát kết quả giải quyết các ý kiến, kiến nghị, bức xúc của cử tri và các vấn đề nổi cộm tại địa phương như ô nhiễm môi trường, an toàn giao thông; việc đẩy nhanh tiến độ các dự án chậm triển khai, tình trạng xây dựng các công trình kém chất lượng, mau xuống cấp, hư hỏng… |