Uber đã đồng ý bán doanh nghiệp tại khu vực Đông Nam Á của mình cho đối thủ là Grab - vốn đang mở rộng dịch vụ của mình trên 8 quốc gia bao gồm Campuchia,đangdầnrờikhỏithịtrườngĐôngNamÁti lê ca cươc Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Với thương vụ này, Uber được nhận 27,5% cổ phần tại Grab, đồng thời CEO Dara Khosrowshahi của Uber cũng sẽ gia nhập vào hội đồng quảng trị của Grab. Đông Nam Á vừa là thị trường tăng trưởng cho dịch vụ gọi xe với dân số hơn 600 triệu người, vừa có nhiều rủi ro khi có 2 doanh nghiệp cạnh tranh cùng một lúc. Trên thực tế, sự đầu quân này đã có nhiều tin đồn trước đó khi mà Tập đoàn SoftBank - nhà đầu tư đầu tiên của Grab đã ủng hộ Uber thông qua một khoản đầu tư vào tháng 1 năm nay. Đây là chiến thắng chứ không phải thất bại dành cho Uber Nếu như nhìn qua mọi người đều nghĩ rằng Uber chịu bán mình cho đối thủ đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này đã chấp nhận "chịu thua". Thế nhưng đây là một thỏa thuận có lợi cho cả 2 bên bởi: 27,5% cổ phần mà Uber nắm giữ tại Grab tương đương với trị giá 6 tỷ USD cộng với khoản đầu tư khoảng 1,6 tỷ USD từ SoftBank, trong khi doanh nghiệp này đã đầu tư chỉ 700 triệu USD vào thị trường Đông Nam Á trong 5 năm qua. Grab đã sở hữu và ngừng hoạt động kinh doanh đối với đối thử lớn nhất của mình, cũng thêm số lượng khách hàng từ Uber và dịch vụ Uber Eats vào. Đồng nghĩa với việc Grab sẽ phải phát triển các dịch vụ của Uber, vừa một mình đơn phương chống lại các taxi truyền thống trong toàn khu vực Đông Nam Á. Grab được lợi gì từ thương vụ này?