Nhiều người đã vượt những quãng đường khó tin theo cách khó tin,ữngtrườnghợpsốngsótkỳdiệukhilưulạtrùc tiep bong da để đích cuối trở về luôn là với gia đình, tổ quốc.
“Phượt chúa” vượt 5.800 km
Đây là nickname vui mà cộng đồng mạng “tặng” cho Vừ Già Pó, một người đàn ông Mông bị cho là mất tích cách đây 2 năm, không hiểu bằng cách nào lưu lạc hơn 5.800 km băng qua Himalaya đến tận bang Azad Kashmir (Pakistan).
Vừ Già Pó và quãng đường lưu lạc. Ảnh: Báo Thanh niên |
Ngày 30/4/2012, Vừ Già Pó rời gia đình ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang sang Trung Quốc để làm thuê. Bị đánh đập dã man, anh bỏ trốn khỏi nơi làm thuê. Lạc khỏi những người trong nhóm, mất phương hướng, Vừ Già Pó lang thang một mình hàng tháng trời. Anh bị tạm giữ ở cơ quan phòng chống tội phạm ở Muzaffarabad rồi chuyển sang đồn cảnh sát thị trấn Athmuqam vùng Neelum từ tháng 10.2013. Trước đó, anh bị Lực lượng Quân báo Pakistan bắt được khi đang lơ ngơ xâm nhập biên giới từ phía bang Jamu & Kashmir của Ấn Độ.
Không ai biết được “xuất xứ” của Vừ Già Pó, cho đến cuối tháng 12/2013, ông Mukhtar Qureshi, nhân viên của Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ địa phương đến đồn cảnh sát.
Ông mở mạng internet, tìm hình ảnh cờ và tiền giấy của những nước châu Á và cho Vừ Già Pó xem. Khi nhìn thấy ảnh cờ và tiền Việt Nam trên màn hình, “Anh ta rất phấn khích và hạnh phúc. Anh ta nói gì đó và ra dấu hiệu để nói rằng: những thứ này của tôi” - ông Mukhtar cho biết.
Mấy hôm sau, ông Mukhtar Qureshi đã viết thư, thông báo đến Đại sứ quán Việt Nam tại Islamabad.
Tới đầu tháng 4/2014, phóng viên Na Sơn (báoThanh niên) đã giúp cho câu chuyện về người đàn ông người Mông được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam.
Sau khi xác minh được nhân thân của Vừ Già Pó, Đại sứ quán Việt Nam và gia đình của anh hiện đang khẩn trương làm việc với các cơ quan chức năng sở tại hoàn tất các thủ tục lãnh sự, để đưa Vừ Già Pó về nước.
Sống sót kỳ diệu sau 25 giờ bơi giữa đại dương
Lúc 9 giờ ngày 22/4/2014, tại vùng biển Trường Sa, ngư dân Trần Minh Sang, 23 tuổi bị hẫng chân rơi xuống biển mà không ai biết. Anh Sang rơi vào vùng nước xoáy và trôi rất nhanh về phía vùng biển Palawan của Philippines.
“Trong đầu tôi hiện ra đứa con thơ Trần Nguyễn Song Thương mới 15 tháng tuổi. Nó cười nói rất dễ thương, mỗi khi tôi đi biển về, nó cứ ôm đầu, vò tóc ba. Tôi nghĩ mình phải ráng sống về với con” - anh Sang hồi tưởng.
Vùng biển giáp ranh với Palawan là nơi có đường hàng hải quốc tế nên tàu hàng thường xuyên hành trình ngang qua. Phát hiện các tàu hàng, anh bơi cật lực để chặn đầu ra hiệu cứu vớt… Trên người không áo phao, không nước uống, không lương thực, Trần Minh Sang đã làm được một việc phi thường: Anh đã bơi suốt 25 giờ giữa biển khơi và đuổi theo 15 con tàu hàng để cầu cứu.
Đến khoảng 8 giờ sáng ngày 23/4, anh cố gắng dùng lực tàn bơi về phía một chiếc tàu hàng màu đen. Sau 1 tiếng đồng hồ, chiếc tàu này đột nhiên quay lại 2 vòng và cập vào vớt anh lên. Đó là con tàu Lucky Dolphin mang quốc tịch Philippines đang hành trình qua Trung Quốc. Chữ Lucky có nghĩa là may mắn. Anh đã sống sót nhờ con tàu may mắn.
Thủy thủ đoàn chia vui và tạm biệt ngư dân Việt Nam. Ảnh: Văn Chương (Tiền phong) |
Lưu lạc từ Bangladesh đến Việt Nam
Cuối năm 2013, báo chí cũng đưa tin về sự lưu lạc khó tin của người đàn ông Bangladesh đến Việt Nam.
Trung tâm Bảo trợ xã hội (TTBTXH) tỉnhThừa Thiên - Huế cho biết, vào năm 2011, Đội quản lý trật tự đô thị pháthiện một người đàn ông nước ngoài lang thang trên các tuyến đường tạithành phố Huế. Người đàn ông này được bàn giao cho TTBTXH tỉnh nuôidưỡng, điều trị bệnh hơn một năm mới hồi phục, sinh hoạt bình thường. Vìbất đồng ngôn ngữ nên ai hỏi gì anh cũng chỉ trả lời đúng một câu“Bangladesh”. Cái tên “Đét” của anh cũng từ đó mà có.
Còntên thật của Đét là Yearul, 30 tuổi, gia đình sống ở tầng 4 một căn hộchung cư ở thủ đô Dhaka. Yearul có vợ, hai con (một trai, một gái). Vàinăm trước, anh cùng nhiều bạn ở Bangladesh bay sang Malaysia buôn bánquần áo. Trong một lần đi bán hàng, chẳng may gặp cướp. Yearul bị đánhdã man vào đầu, vào người, rồi bị cướp hết toàn bộ giấy tờ tùy thân,4.000 taka Bangladesh (đơn vị tiền tệ Bangladesh), cùng 200 ringgit(tiền tệ Malaysia).
Đến khi tỉnh dậy,trên người Yearul đầy thương tích, tinh thần điên loạn và trở thànhngười mất trí. Không một xu dính túi, đầu óc không thể mường tượng raquá khứ trước đó, hết ngày này đến ngày khác, Yearul đi lang thang trongvô thức rồi lạc qua Thái Lan, điểm dừng cuối cùng trong hành trình langbạt của anh là Việt Nam.
Tới giữanăm 2013, TTBTXH tỉnh Thừa Thiên – Huế thông tin đến các cơ quan báo chíđăng tải thông tin tìm địa chỉ cho 3 người nước ngoài đi lạc (2 ngườiTrung Quốc và Yearul Islam) với hy vọng sẽ tìm được cách để Yearul đượcvề nước.
Sau khi tiếp nhận thông tin,ĐSQ Bangladesh tại Việt Nam đã vào cuộc liên hệ về nước nhằm tìm kiếmnhân thân của Yearul Islam. Ngày 2/10/2013, các cơ quan chức năng tỉnhThừa Thiên - Huế, ĐSQ Bangladesh đã hoàn tất thủ tục pháp lý cần thiếtđể trao trả công dân.
Đét chia tay những người bạn ở TTBTXH tỉnh Thừa Thiên - Huế trước khi lên đường về nước. |
Hành trình trở về của Yearul là từ Huế ra Hà Nội. Tiếp đó, anh đáp chuyến bay đi Kuala Lumpur (Malaysia), nối chuyến về thủ đô Dhaka (Bangladesh). Tuy nhiên, trong suốt câu chuyện với Yearul Islam, các phóng viên đã không thể tìm hiểu được bằng cách nào “thực hiện” một hành trình lưu lạc khó tin đến vậy để tới Việt Nam. Có thể Yearul không muốn nhớ, cũng có thể là hành trình ấy không thể diễn tả bằng ngôn ngữ cử chỉ. Nhưng có lẽ khát vọng sống, khát khao được về nhà với cha mẹ, với vợ, con đã cho anh một lý do để sống.
Ngân Anh tổng hợp