发布时间:2025-01-10 13:02:07 来源:Betway 作者:La liga
Một ông bố ở Singapore chỉ vì nói dối để con gái mình được vào lớp 1 trường tiểu học hàng đầu mà rơi vào cảnh lao lý.
Làm liều khi con vào lớp 1
Hôm 8-1,óidốiđểconvàolớptrườngđiểmbốbịratòkqbd toulouse người đàn ông làm nghề tự do 35 tuổi đã nhận tội tại tòa án Singapore về việc cung cấp thông tin sai lệch cho hiệu trưởng nhà trường con mình học. Một tội danh khác về việc khai man với cảnh sát sẽ được đưa vào xem xét trong quá trình tuyên án vào ngày 3-2 tới. Theo luật pháp Singapore, tội khai man trước công chức có khung hình phạt cao nhất là 1 năm tù và nộp phạt 5.000 đô la Singapore.
Truyền thông địa phương không nêu tên đối tượng vì lý do bảo vệ danh tính cho cô con gái nhỏ của người này. Theo hồ sơ vụ việc, ngày 30-7-2013, ông bố đã đến trường xin đăng ký vào lớp 1 cho con gái của mình ở mức ưu tiên gần nhà. Theo luật Singapore, người dân cư trú ở địa điểm cách trường từ 1-2km được ưu tiên nếu số đơn dự tuyển vượt quá chỉ tiêu tuyển sinh.
Trong đơn đăng ký, người đàn ông này cố tình khai rằng gia đình sống trong khu vực, đồng thời còn xuất trình thẻ căn cước có địa chỉ tại đó. Nhưng thực chất, căn hộ này thuộc sở hữu của một người họ hàng và đã được một người Mỹ ký hợp đồng thuê từ ngày 1-5-2003 đến ngày 30-4-2016, còn anh này cùng gia đình sống ở đường Balestier, nằm ngoài vòng bán kính ưu tiên. Con gái anh ta trúng tuyển vào trường ngày 5-8 năm đó. Chính người đàn ông này đã đến cơ quan cảnh sát để cập nhật địa chỉ trên thẻ căn cước của mình.
Tuy nhiên, kịch bản gian lận đó đã bị lật tẩy khi Thanh tra Bộ Giáo dục tới nhà anh ta vào tháng 12-2013. Sau đó, người cha đành nói thật với hiệu trưởng. Theo đúng thủ tục, nữ hiệu trưởng báo cáo vụ việc tới cảnh sát vào đầu năm 2014. Được biết, cô con gái vẫn tiếp tục học tại trường khi người bố bị khởi tố vào ngày 25-5 năm ngoái.
Cuộc cạnh tranh khốc liệt
Để con được vào học tại trường tiểu học như mong muốn, các bậc phụ huynh Singapore phải tìm đủ mọi cách xoay xở để có được điều kiện ưu tiên. Tuy vậy, cũng có người cố tình gian lận, chủ yếu là khai gian về địa chỉ nhà ở. Đã xảy ra một số trường hợp khi bị phát hiện, bố mẹ bị cảnh sát điều tra còn đứa trẻ do trúng tuyển dựa trên thông tin sai sự thật và chỉ tiêu tuyển đã đủ nên phải chuyển sang trường khác.
Trước đó năm 2007, luật sư Tan Sok Ling đã bị phạt tù vì thuê một căn hộ chung cư ở Bukit Timah với mục chỉ duy nhất là đăng ký con theo học một trường gần đó. Năm 2003, ông Tan Sok Ling và gia đình sống ở Bedok nhưng đã tìm một căn hộ tại Maplewoods và trả tiền thuê nhà hàng tháng 1.600 đô la Singapore, một kỳ 4 tháng rưỡi kể từ tháng 4-2003. Ông này nói với đại lý bất động sản rằng sẽ không ở nhà thuê nhưng ông cần sử dụng địa chỉ đó. Sau khi ký hợp đồng, vị luật sư đã đến đồn cảnh sát Siglap vào ngày 6-7 để thay đổi địa chỉ thường trú. Con gái của ông Tan Sok Ling đã được nhận vào trường tiểu học Bukit Timah nhưng cuối năm đó, cán bộ ngành giáo dục báo cáo cảnh sát rằng 2 ứng viên đăng ký vào lớp 1 của trường năm 2003 sử dụng cùng một địa chỉ, từ đó sự việc mới vỡ lở.
Một trường hợp tương tự là vào năm 2004, một nữ tiếp viên hàng không người Singapore bị phạt 1.000 đô la Singapore vì đã gian dối về địa chỉ nhà để con gái cô được vào một trường học có chương trình hỗ trợ đặc biệt. Cô con gái sau đó phải chuyển trở lại trường học bình thường gần khu phố mình ở.
Tại Singapore, tuyển sinh đầu cấp luôn trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt. Bộ Giáo dục Singapore quy định rõ ràng rằng ưu tiên số 1 khi tuyển sinh tiểu học là địa chỉ thường trú của học sinh gần trường, quan trọng là học sinh phải sống “đúng địa chỉ được sử dụng để đăng ký giáo dục tiểu học”. Ưu tiên thứ hai là những phụ huynh làm việc tình nguyện cho nhà trường mà mình định cho con theo học.
Được biết, kỳ tuyển sinh tháng 8-2014, 86 trường tiểu học công lập ở Singapore đã bỏ phiếu bốc thăm để xác định ứng viên may mắn trúng tuyển. Cũng năm học này, một bà nội trợ 43 tuổi cùng chồng đã bỏ ra 100 giờ làm việc tình nguyện cho trường Kong Hwa với hy vọng con mình sẽ “chắc chân” hơn nhưng cuối cùng con họ cũng bị loại, vì có quá nhiều người đăng ký. Cũng có nhiều trường đưa ra điều kiện, muốn con em mình có thêm “điểm ưu tiên”, phụ huynh phải làm việc tình nguyện 2 năm, thay vì 1 năm như trước và chỉ được tình nguyện ở khu vực đăng ký tương ứng.
Theo Yến Chi/An ninh Thủ đô/The Strait Times相关文章
随便看看