-“Lương tháng có 3 triệu,òđấtgiởthủđoạnrìnhrậpcướpchéncơmngườikhábch y đổ gần 2 triệu chạy quảng cáo facebook, khó khăn lắm mới có khách mà suốt ngày bị bọn nó canh me cướp mất. Cảm giác ức chế giống như có đứa đạp đổ chén cơm mình đang ăn vậy” - Đức Minh, môi giới bán căn hộ tại Quận 2, ấm ức kể.
Khoảng 1 năm trở lại đây, kênh facebook bắt đầu được giới bất động sản chú ý và tập trung khai thác. Không chỉ những đại gia như Vingroup, Novaland, Hung Thinh Corp, Phú Mỹ Hưng, Him Lam Land… mà ngay cả môi giới cá nhân cũng tự mở trang facebook riêng cho từng dự án để chạy quảng cáo, tìm khách.
“Chạy quảng cáo kênh này dễ dàng thay đổi nội dung, khởi tạo đơn giản, ngân sách bao nhiêu cũng chơi được. Hơn nữa, mình có thể chọn được đối tượng theo đúng khu vực, độ tuổi hay sở thích phù hợp với dự án. Chính những ưu điểm đó nên nhiều môi giới sử dụng facebook thành kênh mới bên cạnh các kênh rao vặt truyền thống” - Hiền, môi giới sàn Địa Ốc Trường Phát, chia sẻ.
“Thời gian đầu chạy khá hiệu quả, nhưng dần dần mức độ cạnh tranh càng khốc liệt. Chi phí ngày càng đẩy lên cao mà kiếm khách không còn dễ như trước. Nếu không theo sát thì có khi còn bị “cốc mò cò xơi”. Mình bỏ tiền quảng cáo mà bị môi giới khác rình cướp khách, coi như ném tiền qua cửa sổ” - Hiền nói thêm.
Nhiều môi giới cho biết, chuyện bị cướp khách gần đây diễn ra như cơm bữa. Khách hàng ở phân khúc cao cấp thường ít để lại thông tin trên fanpage, họ chỉ gọi điện thoại để tìm hiểu thông tin. Tuy nhiên, ở phân khúc giá rẻ hơn, nhiều khách hàng vẫn còn thói quen để lại số điện thoại hoặc email để môi giới liên hệ. Những trường hợp này rất dễ bị môi giới khác nhảy vào tư vấn.
Môi giới xuống đường tìm khách hàng |
“Có lần, em đang chạy quảng cáo bán căn hộ Tecco, khách vừa mới vào bình luận, để lại số điện thoại, 5 phút sau gọi lại thì khách nói đã có bạn nào bên chủ đầu tư tư vấn rồi. Lúc đó em biết là đã có kẻ theo dõi fanpage, tức lắm nhưng chẳng làm gì được. Cuộc chơi này nói như vậy, phải rút kinh nghiệm, chạy quảng cáo thì phải chịu khó ngồi canh để ẩn thông tin khách hàng thôi” - Minh Tú, nhân viên một sàn giao dịch Quận 12, cho biết.
“Hiện nay, nhiều môi giới đã rút kinh nghiệm, khi chạy quảng cáo, họ cũng đưa dòng khuyến cáo, đề nghị khách hàng gửi thông tin cá nhân vào tin nhắn riêng để tránh bị lộ hoặc sử dụng một số ứng dụng để ẩn thông tin tự động. Tuy nhiên, việc này cũng chỉ nhằm mục đích hạn chế tối đa chứ không đảm bảo 100% thông tin khách hàng không bị lộ. Cách duy nhất để tránh là không chơi kênh này nữa” - Minh Tú nói.
“Bị cướp khách trên facebook là còn đỡ tức, vì từ facebook đến giao dịch vẫn còn xa. Cay đắng hơn là khách của nhân viên mình đã đưa đến nhà mẫu, chuẩn bị chốt cọc. Trên đường khách về nhà thì bị một đứa môi giới của chủ đầu tư chặn đường chào giá chiết khấu cao hơn. Mình làm môi giới, gặp phải chủ đầu tư không chuyên nghiệp nhiều khi cũng phải cố nhịn. Tranh cãi với nó chỉ có thiệt thân” - anh Nam, chủ một sàn bất động sản, chia sẻ.
Môi giới bất động sản là công việc mang lại nhiều cơ hội tuy nhiên vẫn còn không ít chiêu trò cạnh tranh không lành mạnh. Sẽ rất khó để bám trụ với nghề nếu không chuẩn bị sẵn tinh thần thép để đối diện với những thách thức.
Quốc Tuấn